Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Vacxin bệnh gan B người dân còn quá thờ ơ

Tiêm vaccin benh gan B mũi 1 cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh được khuyến cáo ở Việt Nam nhằm ngăn ngừa sự lây lan của bệnh này. Tuy nhiên, tại nhiều vùng quê, người dân còn rất thờ ơ.
Chưa hiểu, chưa quan tâm
Trong năm 2012 chỉ có 959/3.932 trẻ trên địa bàn được tiêm phòng vaccin viem gan B (chưa đạt tỷ lệ 25%). Thậm chí, có thời điểm trên địa bàn không duy trì được việc tiêm phòng này. Đó là thực tế đang xảy ra ở thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh). Tỷ lệ này được đánh giá là “thấp tới mức báo động”.
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ quá muộn sẽ không còn tác dụng.
Bác sĩ Nguyễn Thành Vy - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả cho biết: “Đầu năm 2012, chúng tôi phải ngừng tiêm và mãi đến tháng 11 mới triển khai lại với 42 trường hợp được tiêm. Năm 2013 chỉ có 142/242 trường hợp trẻ tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh”.
Nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn từ tuyên truyền chưa tốt dẫn tới nhận thức của các thai phụ và người nhà chưa “thông”. Ngoài ra, sau khi xảy ra một số trường hợp tai biến nặng dẫn đến tử vong sau mũi tiêm sơ sinh, đã ảnh hưởng tới tâm lý các bà mẹ và cán bộ y tế. Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả cũng có một số sản phụ vừa sinh nhưng nhất định không đồng ý tiêm vaccin viêm gan B cho con vì lý do: “Tôi sợ cháu mới sinh còn bé, tiêm vào đau mà sốt thì nguy hiểm. Để cháu cứng cáp rồi tiêm...”.
Cũng như Cẩm Phả, nhiều địa phương trong cả nước có tỷ lệ trẻ được tiêm chủng viêm gan B (mũi tiêm bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng) cũng chỉ đạt 25-50%. Thống kê chung của Bộ Y tế, trong những năm 2009- 2010, tỷ lệ tiêm chủng viêm gan B cho trẻ sơ sinh chỉ đạt khoảng 40%.
Cần tuyên truyền, giải thích
Khi làm tốt khâu này, rất nhiều sản phụ đã tự nguyện cho con đi tiêm phòng. Chị Phạm Thị Thu Hiền (33 tuổi, trú huyện Quế Sơn, Quảng Nam) cho biết: “Sau khi sinh con, tôi được cán bộ trung tâm y tế dự phòng của huyện giải thích nếu mẹ bị nhiễm bệnh viêm gan B thì nguy cơ lây truyền sang con là rất lớn. Nghe nói vậy, tôi quyết định tiêm chủng cho con ngay sau khi sinh”. Bác sĩ Trần Ngọc Hưng - Phó khoa Y học nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam cho biết, việc thuyết phục các bà mẹ tiêm phòng cho con không khó, kể cả sản phụ là đồng bào dân tộc thiểu số bởi họ hiểu con họ sẽ được bảo vệ nếu tiêm phòng.
Ông Huỳnh Công Quang - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vaccin tiêm phòng của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam cho biết: “Việc tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thực hiện từ năm 2002 đến nay. Trước kia tỷ lệ cũng rất thấp, nhưng 1- 2 năm gần đây tăng lên đáng kể vì được tuyên truyền, vận động. Việc tiêm vaccin viêm gan B đến nay đã triển khai ở tất cả các bệnh viện và trung tâm y tế các huyện, thành phố trên toàn tỉnh. Năm 2012, tính chung toàn tỉnh, tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B cho trẻ đạt 76,7%”.
Theo các chuyên gia về bệnh gan, cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị viêm gan B. Do đó, tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu cho trẻ sau khi sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét