Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Tập huấn phòng chống viêm gan

Từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 9 năm 2013, tại khách sạn Hoàng Vân, thành phố Kon Tum, Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức lớp tập huấn phòng chống viêm gan A cho 55 học viên là lãnh đạo Trung tâm Y tế các huyện, thành phố cùng 21 cán bộ Trạm Y tế xã, phường của thành phố Kon Tum.
Về dự lớp tập huấn có Bs. Đào Duy Khánh - Phó Giám đốc Sở Y tế, Bs. Phạm Bá Đà - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cùng với lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng.
Trong 2 ngày tập huấn, các học viên đã được các hướng dẫn viên truyền đạt những nội dung về: Tình hình bệnh viêm gan A tại xã Ia Chim và xã Đăk Năng, thành phố Kon Tum; Thông tư số 13/2013/TT-BYT ngày 17/4/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm; chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan A; dịch tễ học benh viem gan A; hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển, xét nghiệm viêm gan A; các biện pháp phòng chống bệnh viêm gan A tại cộng đồng. Ngoài ra, tại lớp tập huấn các học viên còn được thảo luận và giải đáp những thắc mắc về bệnh viêm gan A cũng như các biện pháp phòng chống bệnh tại cộng đồng.
Bs Phạm Bá Đà, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh trình bày bài giảng chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan A tại lớp tập huấn
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng, tính đến ngày 13/9/2013 tại xã Đăk Năng đã ghi nhận 32 trường hợp mắc viêm gan cấp (Ia Hội: 19, Gia Kim: 02, Rơ Wak: 08, Ngô Thạch: 03). Trong đó: Nam giới là 13 trường hợp, nữ giới: 19 trường hợp; dân tộc thiểu số: 07 trường hợp, dân tộc Kinh: 25 trường hợp; trẻ em dưới 15 tuổi: 11 trường hợp, trên 15 tuổi: 21 trường hợp. Từ ngày 05/8/2013 đến nay không phát hiện thêm trường hợp mắc mới.
Tại xã Ia Chim, tính đến ngày 13/9/2013 đã ghi nhận 53 trường hợp mắc (Nghĩa An: 11; Tân An: 19; Làng Lay: 01; Lâm Tùng: 06; Weh: 03; Plei Sar: 11; Plei Bur: 01; Ruân: 01); dân tộc thiểu số: 14 trường hợp, dân tộc Kinh: 39 trường hợp; trẻ em dưới 15 tuổi là 29 trường hợp, trên 15 tuổi là 24 trường hợp.
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Nuôi dạy trẻ khuyết tật thuộc địa bàn Tổ 1, phường Duy Tân, thành phố Kon Tum, xảy ra 01 ổ dịch bệnh gan cấp với tổng số 08 ca mắc, không có trường hợp tử vong. Về yếu tố dịch tễ: ca mắc đầu tiên có liên quan tiếp xúc với bệnh nhân trong ổ dịch tại thôn Plei Sar, xã Ia Chim. Kết quả xét nghiệm: có 07/08 mẫu dương tính với viêm gan A. Ca mắc cuối cùng ghi nhận vào ngày 29/8/2013.
Trung tâm Y tế dự phòng đã phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Kon Tum tổ chức nhiều hoạt động phòng chống dịch như: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bệnh viêm gan A và cách phòng chống; tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, tiêu trùng, khử độc, phun hóa chất khử khuẩn hộ gia đình để giảm thiểu sự lây lan của bệnh; tổ chức cách ly và điều trị bệnh nhân; vận động người dân tiêm vắc xin phòng bệnh đặc hiệu…
Theo Bs Y Đứk, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng cho biết: Từ ngày 23/9/2013, Trung tâm Y tế dự phòng sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Kon Tum triển khai các hoạt động phòng chống bệnh viêm gan A tại xã Đăk Năng và Ia Chim, cụ thể như: Giám sát các ca bệnh mắc mới và quản lý các bệnh nhân cũ; tiến hành công tác vệ sinh môi trường và hướng dẫn người dân vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nhà tiêu và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm cung cấp thông tin về bệnh viêm gan cấp cho người dân biết và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thực hiện rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi chế biến thức ăn và không phóng uế bừa bãi, v.v.. để phòng chống sự lây lan của bệnh.

Xem: viêm gan B| viem gan B| viêm gan siêu vi| benh gan B

Thế giới 3000 người chết vì bệnh viêm gan trong một ngày

TS Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam cho biết về con số trên ở hội nghị Gan mật toàn quốc lần thứ VIII được tổ chức ngày 28/9 tại Hà Nội.
Theo TS Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thế giới có khoảng 2 tỷ người nhiễm vi rút viem gan B và 200 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C. Mỗi năm, các loại vi rút viêm gan là nguyên nhân khiến hơn 1 triệu người tử vong. Mỗi ngày trên toàn thế giới có khoảng 3.000 người chết vì căn bệnh này.
Hiện có 5 loại vi rút viêm gan, đó là: Vi rút A, B, C, D và E; trong đó vi rút viêm gan B và C là nguy hiểm nhất. Việt Nam là 1 trong 9 quốc gia vùng Tây Thái Bình Dương đang phải đối mặt với đại dịch viêm gan vi rút với tỷ lệ người nhiễm vi rút cao.
Ở nước ta, nhiễm vi rút viêm gan B ước tính từ 10 - 20% dân số (khoảng từ 12 - 16 triệu người), trong đó có khoảng 5 triệu người trong tình trạng viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan. Riêng đối với viêm gan C, hiện chưa có vắc xin tiêm phòng nên tình trạng lây nhiễm có nguy cơ ngày càng tăng. Việt Nam hiện có khoảng 4,5 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C, trong đó có khoảng 3 triệu người trong tình trạng viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan. Bệnh viêm gan vi rút hiện có 7 loại thuốc để điều trị và kết quả điều trị tốt đạt khoảng 80%. Tuy nhiên, bệnh thường phải điều trị kéo dài hàng năm với chi phí điều trị cao (từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng).
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ghi nhận và đánh giá cao chuyên ngành gan mật của Việt Nam và Hội Gan mật Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng đóng góp cho ngành y tế trong lĩnh vực y tế dự phòng, khám chữa bệnh và đào tạo đội ngũ cán bộ. Ngành y tế đã thực hiện thành công ghép gan, đánh dấu một bước tiến mới của chuyên ngành gan mật và ghép tạng Việt Nam, góp phần nâng cao tỷ lệ cứu sống bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo về gan mật.
Được biết, năm 2012, Hội Gan Mật Việt Nam lần đầu tiên đã phát động phong trào toàn dân chung tay "đánh gục" vi rút viêm gan trong cả nước. Sau 1 năm phát động, phong trào đã bước đầu đạt được một số kết quả như: Khám và xét nghiệm cho hơn 3 triệu người; phát hiện gần 148.000 người nhiễm vi rút viêm gan B, hơn 19.000 người nhiễm vi rút viêm gan C và 3.507 người bị ung thư gan.
Hội Gan Mật Việt Nam cũng đã xây dựng hướng dẫn điều trị cho người nhiễm vi rút benh gan B và C; tuyên truyền vận động người dân đi khám và xét nghiệm viêm gan tại các cơ sở y tế; đồng thời tiến hành sàng lọc phát hiện những người đang bị viêm gan vi rút, xơ gan hoặc ung thư gan để được hướng dẫn điều trị, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong...

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Nhiễm trùng vẫn chữa được bệnh viêm gan B

Theo tin mới nhất từ Viện Y Học, có đến 2 triệu người Mỹ đang sống với bệnh viem gan B mãn tính.
Nhiều bệnh nhân phát triển bệnh thành xơ gan hoặc ung thư gan vì chẩn bệnh trễ. Tại Mỹ, cứ 10 người Mỹ gốc Á lại có một người mang bệnh viêm gan B. Đây là vì những di dân người Việt thiếu kiến thức để ngăn ngừa bệnh, do đó dẫn đến điều trị trễ khiến số người bị ung thư gan trong nhóm gia tăng. Các bác sĩ khuyên những di dân người Việt nào chưa biết tình trạng của mình thì nên đi truy tìm bệnh sớm để có những biện pháp cần thiết.
Theo lời giám đốc Ming-de Yang của American Cancer Society Asian Initiatives (ACSAI), cho dù đã có chỉ dẫn của chính quyền, kết quả thống kê từ các tổ chức y tế và xã hội về việc ngăn ngừa bệnh viêm gan cho thấy 10-12% những người Mỹ gốc Á mắc bệnh viêm gan B mãn tính. Dữ liệu từ Bộ Y Tế cho thấy những người Mỹ gốc Á chỉ chiếm 5% toàn bộ dân số Mỹ, vậy mà trong số 2 triệu bệnh nhân viêm gan B hiện nay, một nửa là người Á châu.
Giám đốc Yang cho biết rằng, trong số những di dân người Hoa, 90% trường hợp nhiễm siêu vi gan B là do truyền bệnh từ mẹ qua con trong khi sinh nở, đối lại với 10% do giao hợp, dùng chung kim chích hoặc những phương cách khác.
Giám đốc Yang giải thích rằng mặc dù benh gan B thông dụng hơn ở châu Á nhưng vẫn có những quan niệm sai lầm và thiếu hiểu biết trong số những người bình dân về căn bệnh này. Hậu quả là có nhiều người chưa đi truy tầm bệnh viêm gan, ngay cả những người có học hoặc có bảo hiểm y tế cũng vậy. Sau đây là những quan niệm sai lầm trong cộng đồng di dân người Việt:
Trước hết, nhiều người cho rằng viêm gan B lây lan qua thực phẩm, do đó chỉ cần giữ vệ sinh thực phẩm là họ tránh xa được siêu vi. Thứ hai, họ cho rằng việc truy tầm viêm gan nằm trong chương trình khám sức khỏe định kỳ hàng năm, nhưng giám đốc Yang đã nói rõ là tỉ lệ nhiễm bệnh chỉ cao với người Mỹ gốc Á, chứ không cao với những chủng tộc khác ở Mỹ. Trừ khi có yêu cầu của bệnh nhân, bác sĩ thường không nhất thiết phải chỉ định truy tầm bệnh. Thứ ba, họ cho rằng mắc bệnh viêm gan phải có triệu chứng, do đó không có triệu chứng có nghĩa là không có bệnh. Điều không may là triệu chứng chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối cùng của bệnh. Thứ tư, họ tin rằng vì viêm gan là một căn bệnh mãn tính, họ có thể tự nuôi dưỡng để có lại sức khỏe như xưa bằng trường phái y học khác, trong khi đã có sẵn thuốc tây y hữu hiệu trong việc kiểm soát và điều trị benh gan B. Nhưng điều quan trọng nhất là nhiều người Việt sợ rằng mình sẽ mất việc nếu mang bệnh viêm gan B; thực ra, ở Mỹ họ sẽ không bị kỳ thị.
Theo lời bác sĩ Yao, chuyên khoa tiêu hóa và gan tại Flushing, New York, đa số các bệnh nhân của ông đang ở giai đoạn cuối của viêm gan B. Một số đã phát triển bệnh sang xơ gan trước khi bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư trong khi một số khác thì phải thay gan vì suy gan. Bác sĩ Yao khẳng định rằng truy tầm bệnh và định bệnh sớm là phương pháp điều tri tốt nhất. Bệnh nhân có thể dễ dàng yêu cầu bác sĩ gia đình cho thử viêm gan B (truy tìm kháng nguyên bề mặt). Còn những người không có bảo hiểm y tế thì có thể truy tầm bệnh tại các phòng thí nghiệm với giá rất phải chăng.
ACSAI gần đây cung cấp dịch vụ truy tầm viêm gan B miễn phí cho những cộng đồng người Hoa với ba kết quả sau đây, theo lời giám đốc Yang. Đa số đã bị nhiễm bệnh mà không biết, do đó đã tạo được kháng thể và được miễn nhiễm. Khoảng 30% chưa bao giờ nhiễm bệnh và được khuyên là nên chích ngừa trong khi 10% không thể tạo được kháng thể sau khi mặc bệnh, cần phải kiểm tra đều đặn. Hội Vietnamese American Independent Practice Association cũng khuyên các bệnh nhân nên truy tầm viêm gan; đây là một trong nhiều phương cách để cộng đồng người Việt hiểu biết thêm về căn bệnh này.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm

Bệnh viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao khi có biến chứng xảy ra, vì thế việc phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này như thế nào để đạt hiệu quả cao là việc làm rất cần thiết. Theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, một trong những việc làm không thể thiếu đối với bệnh nhân viêm gan B là cần phải đi kiểm tra gan thường xuyên để nắm rõ tình trạng bệnh của mình thế nào từ đó có phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Sự nguy hiểm của bệnh viêm gan B
Khi bị nhiễm virus viêm gan B, loại virus này sẽ tấn công tế bào gan và gây ra tổn thương gan. Ở người trưởng thành, khỏe mạnh, có hệ miễn dịch tốt thì cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự tấn công của “kẻ xâm lược”. Những người này sẽ loại được hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể và gan cũng sẽ được phục hồi hoàn toàn.
Tuy nhiên ở một số người, hệ miễn dịch không loại trừ được virus và họ trở thành người mang virus viêm gan B mạn tính. Khoảng 10% số người nhiễm virus B lâm vào cảnh này. Trong các trường hợp xấu nhất, các tế bào gan bị virus phá hoại bị thay thế bằng các mô sợi bất thường, dẫn đến ung thư gan và xơ gan.
Nguy hiểm là hầu hết trường hợp benh gan B mạn tính thường không có biểu hiện gì bất thường nên người bệnh không biết, thậm chí người bệnh vẫn thấy mình khỏe mạnh, ăn uống tốt. Chỉ khi người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, khó tiêu, thậm chí là vàng mắt, vàng da… mới đi kiểm tra phát hiện bệnh thì phần lớn lúc này bệnh đã quá nặng, thậm chí đã ở giai đoạn xơ gan hoặc ung thư gan, do đó việc điều trị lúc này là rất khó khăn và tỷ lệ điều trị thành công là không cao.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất cần thiết
Bệnh nhân viêm gan B nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ
Rất nhiều bệnh nhân viêm gan B chủ quan cho rằng bệnh chưa có triệu chứng gì bất thường nên chưa cần phải chữa trị nhưng thực tế dù bệnh không có bất cứ biểu hiện nào thì virus viêm gan B vẫn không ngừng hoạt động và nhân lên, tàn phá tế bào gan của người bệnh. Do đó, người bệnh cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra gan định kỳ để nắm rõ tình trạng bệnh của mình thế nào, lượng virus là bao nhiêu để từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh gan B mạn tính thường diễn tiến âm thầm và tỷ lệ người bệnh chuyển sang xơ gan và ung thư gan là rất lớn nên việc kiểm tra gan định kỳ sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện sớm được xơ gan hoặc ung thư gan. Mặc dù đây là những căn bệnh rất nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là rất cao.
Theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, hiện nay việc kiểm tra sức khỏe định kỳ với người Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mực, hầu hết các trường hợp khi bệnh tình đã nặng rồi thì người bệnh mới phát hiện ra, do đó việc điều trị cũng thường gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Khi không may bị nhiễm virus viêm gan B, người bệnh cần phải kiểm tra gan thường xuyên, theo dõi chặt chẽ lượng virus trong cơ thể để có thể đánh giá chính xác nhất tình trạng bệnh của mình thế nào từ đó có liệu pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Người bệnh nên trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa gan để nhận được lời khuyên về dinh dưỡng cũng như liệu pháp điều trị tốt nhất.

Sẽ có vaccine điều trị HIV, viêm gan B và C bằng chính máu người

Tuy nhiên, thuốc kháng virus không có hiệu quả tuyệt đối để có thể chống lại một số chủng virus gây ra những căn bệnh đó.
Nhưng một phát hiện gần đây của các nhà khoa học Singapore đã đưa ra hy vọng lớn lao cho một phương pháp mới điều trị bệnh được cá nhân hóa. Cụ thể là, phương pháp này sẽ sử dụng chính máu của bệnh nhân để điều trị bệnh cho họ.
Các nhà khoa học ở Viện Khoa học làng Singapore (SICS) đã phối hợp chặt chẽ với các nhà nghiên cứu thuộc Mạng lưới Miễn dịch Singapore tiến hành một nghiên cứu khoa học, họ phát hiện ra rằng bạch cầu đơn nhân - một loại tế bào bạch cầu - có thể sản sinh ra phản ứng miễn dịch để khống chế virus ở bệnh nhân bị nhiễm trùng mạn tính và lợi dụng virus bị khống chế để thúc đẩy phản ứng miễn dịch của các bệnh nhân.
Bằng cách sử dụng các kháng nguyên sẵn có trong máu của bệnh nhân mắc nhiễm trùng kinh niên, phương pháp này sẽ giảm bớt thời gian và các khoản chi phí không cần thiết để cô lập đặc biệt protein virus từ bệnh nhân, làm sạch loại protein này và sau đó vô hiệu hóa nó để tạo ra vaccine.
Tất cả các loại protein trong cơ thể mỗi người có thể được sử dụng để điều chế ra vaccine cho từng người. Điều này cũng đồng nghĩa với nhiều vấn đề nan giải có liên quan đến liệu pháp vaccine hiện tại để chống lại các bệnh nhiễm trùng mạn tính có thể được khắc phục, chẳng hạn khắc phục tính đa dạng di truyền của virus để làm ra những loại vaccine an toàn và có tác dụng tốt nhất.
Đặc biệt, phát hiện này của các nhà khoa học Singapore sẽ là hi vọng tốt đẹp dành cho người nghèo. Vì bằng cách điều chế vaccine để xác định cụ thể từng loại virus và bệnh cho từng bệnh nhân, nên việc sản xuất vaccine có thể được đơn giản hóa và chi phí ít tốn kém hơn. Nhóm nghiên cứu vui mừng chia sẻ rằng vaccine được sản xuất thông qua phát hiện này cũng có thể cải thiện khả năng tiếp cận phương pháp điều trị như vậy.
Vaccine thường là một biện pháp hiệu quả đầy tiềm năng để điều trị các bệnh nhiễm trùng virus mạn tính, vì vaccine có thể loại bỏ virus một cách tự nhiên. Tuy nhiên, khi sản xuất những loại vaccine này, y học gặp rất nhiều khó khăn vì vaccine có thể làm cho phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ngày càng yếu đi, hoặc không có tác dụng do tính đa dạng di truyền giữa các loại virus.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Nghi bị bệnh viêm gan do khám phụ khoa

Quan chức Y tế Anh cảnh báo đã nhận được ít nhất hàng ngàn cuộc gọi của 1.300 phụ nữ Anh lo sợ có thể bị nhiễm bệnh viêm gan C từ một bác sĩ phụ khoa.
Quan chức nước này cho biết, hàng ngàn trường hợp đã liên lạc vào đường dây nóng bảo mật được thiết lập dành riêng cho những ai có nguy cơ bị viêm gan C sau khi bác sĩ khám phụ khoa tại một bệnh viện ở xứ Wales bị tiết lộ viêm gan C.
Hai phụ nữ đã được chẩn đoán là dương tính với virus viêm gan C sau khi khám phụ sản tại bệnh viện của một bác sĩ đã về hưu. Các quan chức Y tế đang đặc biệt lưu ý tới 5.500 phụ nữ được điều trị phụ khoa hoặc sản khoa tại một bệnh viện xứ Wales.
Tiến sĩ Gill Richardson, thuộc Đại học Aneurin Bevan Health Board tại miền Nam xứ Wales cho biết đến nay, 1.300 trường hợp đã gọi tới đường dây nóng để đặt lịch kiểm tra và xét nghiệm. Hơn 400 bệnh nhân ở Anh đang chờ liên lạc để thực hiện xét nghiệm, trong khi hồ sơ bệnh nhân của bác sĩ này tại Scotland và Bắc Ailen, nơi vị bác sĩ này đang làm việc cũng đang được được liên hệ để kiểm tra.
Viêm gan C bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục, đường máu hay thường gặp hơn ở những người dùng chung kim tiêm ma túy.
Các quan chức y tế nước này lo ngại rằng mầm bệnh gan C có thể bị lây nhiễm do bác sĩ này vô tình cắt vào tay mình bằng dao phẫu thuật.
Nhiều nạn nhân có thể bị nhiễm bệnh trong nhiều năm mà không có triệu chứng. Vị bác sĩ này chỉ mới phát hiện ra ông ta bị nhiễm bệnh mà không hay biết rằng trong 30 năm hành nghề y, có thể ông ta đã lây nhiễm virus viêm gan C cho rất nhiều bệnh nhân.
Được biết vị bác sĩ dấu tên này đã làm việc tại 11 bệnh viện ở Anh từ năm 1975 đến 1983 trước khi ông nghỉ hưu và chuyển đến xứ Wales hành nghề đến năm 2002. Hiện tại ông đang được điều trị như một bệnh nhân và có quyền giữ bí mật danh tính của mình theo luật pháp nước Anh.
Cô Luther sống tại Aberbaroed, South Wales đã từng đi khám tại bệnh viện này bày tỏ: "Tôi cảm thấy rất bức xúc khi cảm thấy những người bệnh như chúng tôi đặt niềm tin không đúng chỗ".
Trung bình ở Anh có khoảng 225.000 trường hợp viêm gan C mỗi năm, nhưng chỉ có khoảng 7.800 trường hợp được báo cáo trong tài liệu, phần lớn các trường hợp bị bệnh không nhận biết có virus viêm gan C đang ủ bệnh trong cơ thể.
Nếu được chẩn đoán kịp thời, viêm gan C có thể được điều trị khỏi bằng tiêm thuốc hoặc uống. Nếu không điều trị kịp thời, virus viêm gan C có thể gây xơ gan, suy gan dẫn đến tử vong.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Trước khi làm siêu âm viêm gan B phải chú ý những gì?

Trước khi làm siêu ân phải chú ý những gì, các chuyên gia tổng kết: trước khi làm siêu âm phải để bụng rỗng, trước khi kiểm tra 2 ngày tránh uống tạo ảnh sun-fát ba-ri đường tiêu hóa và tạo ảnh đường mật; trước khi kiểm tra 3 ngày không được ăn những đồ ăn dễ lên men sinh khí; sau khi đã hiểu rõ tạo ảnh sun-fát ba-ri đường tiêu hóa và tạo ảnh đường mật, kiến nghị người bệnh tốt nhất nên tới bệnh viện chính quy để kiểm tra.
Rất nhiều người mắc bệnh viêm gan B tới phòng khám của chúng tôi đều hỏi: Trước khi tiến hành siêu âm viêm gan B phải chú ý những gì? Về mặt lâm sàng, kiểm tra virut DNA, kiểm tra chức năng gan và làm siêu âm,… đều là những kiểm tra bắt buộc đối với người mắc viem gan B, thông thường trước khi kiểm tra chức năng gan người bệnh phải để bụng rỗng, vậy trước khi làm siêu âm viêm gan B phải chú ý những gì? Kiểm tra siêu âm viêm gan B có những hạng mục gì phải chú ý? Sau đây là sự giải đáp của các chuyên gia về vấn đề này như sau.
Trước khi tiến hành giải đáp vấn đề: “Trước khi là siêu âm viêm gan B phải chú ý những gì?”, trước tiên chúng ta hãy xem xem ý nghĩa lâm sàng của siêu âm là gì?
Các chuyên gia chỉ ra rằng: Siêu âm là một loại kiểm tra sóng siêu âm (ultrasonic), có thể hiển thị rõ ràng các nội tạng và các cơ quan xung quanh, do hình ảnh có tính chân thực, gần với cấu trúc giải phẫu, cho nên siêu âm có thể dùng để chuẩn đoán sớm chính xác và chữa bệnh viêm gan b, đặc biệt đối với người mắc bệnh gan mà nói, có thể kiểm tra một cách tỉ mỉ vùng gan có bị tổn thương không, là một trong những hạng mục kiểm tra định kỳ đối với người mắc benh gan B.
Vậy trước khi tiến hành siêu âm viêm gan B phải chú ý những gì?
Các chuyên gia tổng kết: trước khi tiến hành siêu âm viêm gan B phải chú ý những điều sau đây:
1. Trước khi làm siêu âm viêm gan B phải để bụng rỗng, thông thường trước khi tiến hành siêu âm gan, mật, tụy đều phải để bụng rỗng, tránh các thực phẩm đường ruột và khí thể ảnh hưởng tới sóng siêu âm, mà siêu âm tốt nhất là nên tiến hành vào buổi sáng.
2. 2 ngày trước khi tiến hành siêu âm, người bệnh nên tránh uống tạo ảnh sun-fát ba-ri đường tiêu hóa và tạo ảnh đường mật để tránh gây chuẩn đoán nhầm.
3. 3 ngày trước khi tiến hành siêu âm, người mắc bệnh viêm gan B không được ăn các loại thực phẩm dễ lên men sinh khí như uống sữa, các chế phẩm đậu, các loại đường; 1 ngày trước khi kiểm tra nên ăn các đồ ăn thanh đạm để tránh ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra.
Trên đây là những giới thiệu chi tiết về vấn đề: “Trước khi siêu âm phải chú ý những gì?”. Các chuyên gia nhắc nhở người bệnh: Để đảm bảo tính chính xác của kết quả kiểm tra và hiện tượng thu phí không đúng, kiến nghị người bệnh tới các bệnh viện gan chính quy để kiểm tra, phòng khám đa khoa Kim mã chúng tôi có các trang thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến, như siêu âm màu, có thể kiểm tra một cách chính xác bệnh tình cụ thể của người bệnh, cung cấp cho người bệnh những căn cứ khoa học, mà giá cả thì hợp lý. Hoan nghênh người bệnh tới phòng khám của chúng tôi để tiến hành kiểm tra.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Tín hiệu khả quan cho cuộc chiến chống bệnh viêm gan C

Tuy được xem là không trầm trọng bằng benh gan sieu vi B, nhưng viêm gan siêu vi C mãn tính vẫn là “sát thủ thầm lặng” đe dọa mạng sống của nhiều người. Bởi virus siêu vi C mãn tính là một trong những nguyên nhân dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Các bác sỹ chuyên khoa điều trị bệnh viêm gan ở bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Chỉ khoảng 20% bệnh nhân có triệu chứng biểu hiện ra ngoài, trong khi việc điều trị ở giai đoạn đầu rất hiệu quả. Nhưng vì không phát hiện được bệnh sớm nên đa phần người bệnh đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc chữa trị.
Mới đây tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Điều trị tối ưu viêm gan siêu vi C mạn tính trên bệnh nhân Việt Nam” với sự tài trợ của đại diện Hoffmann-La Roche và sự tham dự của GS H.L.Y.Chan, Giám đốc Viện Tiêu hóa và Trung tâm Gan Hồng Kông. Tại hội thảo, PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, khoa Nhiễm, bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ “Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người đang bị viêm gan siêu vi C mãn tính. Chi phí cho chữa bệnh khoảng 100 đến 200 triệu đồng cho một phác đồ điều trị kéo dài 1 năm. Với mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, bảo hiểm y tế mới chỉ chi trả một phần… đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc điều trị của những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C mãn tính”.
Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cũng thông tin cho biết: có đến 90% bệnh viên nhiễm viêm gan siêu vi C (HCR) không đủ điều kiện tiếp cận với điều trị hoặc phải bỏ dở điều trị do không đủ chi phí. Có những ngày cao điểm, một bác sỹ chuyên khoa phải tiếp hơn 100 bệnh nhân. Điều này cũng khiến bệnh nhân không có nhiều thời gian để nghe tư vấn từ bác sỹ.
Tuy nhiên, tại hội thảo, các chuyên gia y tế cũng đã chỉ ra những tín hiệu tốt cho các bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C mãn tính. GS. H.L.Y.Chan khẳng định “Việt Nam có một số thuận lợi trong điều trị bệnh. Đó là người Việt có typ gene (vùng IL28) thuận lợi, đáp ứng điều trị bệnh viêm gan siêu vi C cao khoảng 80%, trong khi ở châu Âu, tỷ lệ này chỉ khoảng 60%, và người châu Phi là 30-40%. Bên cạnh đó, kiểu gene viêm gan siêu vi C ở Việt Nam không thuộc dạng khó và phức tạp. Chính vì vậy, sau khi điều trị với PegIFN alfa-2a đơn trị hoặc phối hợp Ribavirin trong một thời gian theo dõi đủ dài thì có đến hơn 99% bệnh nhân viêm gan siêu vi C vẫn có thể đáp ứng siêu vi bền vững.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Inge Kusuma, đại diện của Hoffmann La Roche tại Việt Nam cho rằng cần “Hành động ngày hôm nay cho nhu cầu của ngày mai”. Việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngay từ ban đầu rất quan trọng. Bên cạnh đó Roche cho biết sẽ nỗ lực đồng hành cùng với bệnh nhân và lực lượng y tế và cả cộng đồng để mang đến nhiều cơ hội hiểu biết, tầm soát và chữa trị hiệu quả hơn. Ngành y tế cũng cần mở trung tâm tư vấn viêm gan miễn phí tại bệnh viện và nên hoạt động càng sớm càng tốt để giúp người dân nói chung và bệnh nhân nói riêng có cơ hội hiểu thêm về cách phòng, chữa và tiến tới đẩy lùi bệnh viêm gan nói chung và viêm gan siêu vi C nói riêng.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Vẫn chưa có kết luận vụ 3 trẻ tử vong tiêm vacxin viêm gan B

Đã gần 2 tháng trôi qua, kể từ khi xảy ra vụ 3 cháu bé sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc-xin viem gan B ở Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hướng Hóa (Quảng Trị), nhưng kết luận nguyên nhân vụ việc vẫn chưa được đưa ra. Mặc dù Bộ Y tế đã lên tiếng nói không thể tìm nguyên nhân và Bộ Công an đã vào cuộc, nhưng trên thực tế, trong quá trình làm rõ vụ việc thì các vấn đề khoa học liên quan đến chùm tai biến này, vẫn do các cơ quan thuộc Bộ Y tế tiến hành. Vì thế, việc xem xét, cũng như kết luận vụ việc, không thể nói là không trong tầm tay của Bộ Y tế.
Trái với tất cả các lời hứa, cho đến nay, nguyên nhân vụ việc 3 cháu nhỏ tử vong ở Quảng Trị vẫn rơi trong im lặng. Ngày 11/9, dù không phủ nhận việc đã có kết quả kiểm nghiệm toàn bộ các mẫu này, nhưng ông Lê Văn Phủng - Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế cho biết, cơ quan Công an đang trong quá trình điều tra và Viện chỉ cung cấp kết quả cho cơ quan yêu cầu giám định. Đơn vị sản xuất là Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 đương nhiên cũng từ chối phát ngôn, do không chính thống. Quyền phát ngôn thuộc về Bộ Y tế.
Nhưng, cho đến thời điểm này, Bộ Y tế vẫn im lặng, trong khi người dân vẫn đang hoang mang về chất lượng của vắc-xin, quá trình bảo quản cũng như quy trình tiêm của cán bộ y tế.
Chưa có một kết luận cần thiết, nên cho đến nay, theo một vị Phó Giám đốc BVĐK Hướng Hóa, thì ở đây vẫn chưa thể tiếp tục tiến hành tiêm chủng vắc-xin viêm gan B cho trẻ sau khi sinh trong vòng 24h. Mà không chỉ ở Quảng Trị, một số nơi khác vẫn rất dè dặt với việc tiêm phòng này, khi không rõ nguyên nhân gây tử vong cho trẻ là do thuốc, do bảo quản hay do việc thực hành tiêm. Cũng vì thế, những người trực tiếp liên quan đến chùm tai biến này, là BS Lê Thị Kim Phượng và nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hải Thuận cũng phải trong cảnh chờ đợi căng thẳng. Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cũng đành chờ đợi.
Kết luận về vụ việc này cần được công bố sớm để các bậc cha mẹ không phải loay hoay trong việc phòng bệnh viêm gan B cho con trẻ, đặc biệt là còn có ý nghĩa như đóng một cái “án treo” lên mọi sự.

Cách phòng ngừa bệnh viêm gan D hiệu quả

Bệnh viêm gan D là một dạng nhiễm trùng ở gan do vi rút viêm gan D (HDV) gây ra. Đây là một loại vi rút RNA gây ra. HDV là một vi rút không đầy đủ vì thế nó đòi hỏi phải có chức năng trợ giúp của HBV để nhân rộng và phát triển. Vì thế nó chỉ xảy ra ở những người có nhiễm vi rút viêm gan B. Viêm gan D có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
Viêm gan siêu vi D lây nhiễm như thế nào?
Viêm gan D gây ra hai loại nhiễm trùng: đồng nhiễm hoặc bội nhiễm. Đồng nhiễm là khi có người bị nhiễm HBV và HDV cùng một lúc. Bội nhiễm là khi ai đó đã có bệnh viêm gan B và sau đó bị nhiễm HDV. Điều này có thể là cấp tính hoặc đôi khi nó có thể được chọn như mãn tính HDV.
Vi rút viêm gan D được truyền qua tiếp xúc da hoặc niêm mạc với máu nhiễm trùng .
Tôi có viêm gan D?
Cách duy nhất để biết nếu bạn bị viêm gan D là bằng xét nghiệm máu. Thông thường, các bác sĩ tìm viêm gan D ở những người mắc bệnh viêm gan B.
Xét nghiệm máu có thể biết được tình trạng bệnh đang tiến triển ở giai đoạn nghiêm trọng hay ở giai đoạn nào? Đang ở trong tình trạng viêm gan mãn tính hay cấp tính.
Các triệu chứng là gì?
Thông thường, việc tìm kiếm các bệnh gan D chỉ xảy ra khi bệnh viêm gan của bạn là nghiêm trọng hoặc trở nên tệ hơn. Viêm gan D thường đi kèm với viêm gan B, vì thế các triệu chứng của nó chỉ xuất hiện khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng.
Tây y điều trị viêm gan D
Điều trị viêm gan D mãn tính thường liên quan đến điều trị interferon, một trong hai tiêu chuẩn hoặc pegylated. Các loại thuốc kháng virus được sử dụng trong điều trị viêm gan B, như lamivudine, không có hiệu quả đối với bệnh viêm gan D. Trường hợp bệnh mãn tính có thể tiến triển đến suy gan, và điều trị bằng suy gan là tốt nhất.
Phòng ngừa viêm gan D
Hiện tại chưa có vắc xin chủng ngừa viêm gan D, tuy nhiên có thể ngăn ngừa nhiễm trùng HDV bằng cách chích ngừa viêm gan B do HDV cần HBV để nhân bản. Do đó tránh viêm gan B có thể tránh viêm gan D. Không dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng,… giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Thức khuya bệnh viêm gan B nặng hơn

Ở bệnh nhân benh gan B, dù ít hay nhiều thì gan cũng đã bị tổn thương do đó nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của người bệnh, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng cũng như giải độc của cơ thể. Do đó, một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc giữ vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần cải thiện tình trạng gan của người bệnh, tránh để những hậu quả xấu xảy ra.
Thiếu ngủ làm cho bệnh viêm gan thêm nặng hơn
Theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, gan là bộ phận lưu trữ điều chỉnh các chức năng của máu. Nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, khi nhu cầu máu của các bộ phận được giảm xuống thì lượng máu đó được trở lại gan. Khi vận động học tập làm việc gia tăng, nhu cầu máu gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan lưu thông nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu thiếu ngủ, hoặc nghỉ ngơi không hợp lí dẫn đến sự thiếu hụt của máu ở gan ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan gây ra khả năng miễn dịch giảm. Với người nhiễm virus viêm gan B, tế bào bị hư hại sẽ rất khó phục hồi và có khả năng nguy hiểm hơn.
Một số bệnh nhân viêm gan B do thiếu ngủ, thức khuya vào ban đêm nên thường có thói quen ăn đêm, nhất là ăn các đồ ăn nhanh, điều đó lại càng làm cho bệnh tình thêm nặng hơn bởi gan của người bệnh vốn đã yếu thì nay lại phải làm việc nặng nề hơn. Vì vậy, đối với bệnh nhân viêm gan B, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc giữ vai trò rất quan trọng giúp cho bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.
Thiếu ngủ làm bệnh viêm gan thêm nặng hơn
Lời khuyên của bác sĩ
Viêm gan B là căn bệnh gặp khá phổ biến hiện nay. Bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ người bệnh diễn tiến sang xơ gan và ung thư gan rất lớn. Vì vậy, việc phòng và điều trị bệnh viêm gan B sao có hiệu quả là việc làm rất cần thiết.
Người bệnh cần có chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức khỏe. Người bệnh phải kiêng rượu, bia và các loại nước có cồn. Không nên ăn các đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ bởi nó sẽ làm cho gan phải làm việc nặng nề hơn. Người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả tươi, bổ sung các loại vitamin thiết yếu để giúp lá gan của mình được cải thiện tốt hơn.
Cùng với chế độ ăn uống khoa học người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe. Bệnh nhân viêm gan B nên nghỉ ngơi từ 23h để có được giấc ngủ sâu vào 1-3h sáng, bởi đây là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng máu trong gan. Nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, người già là 7-9 tiếng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cũng như góp phần cải thiện tình trạng tổn thương ở gan.
Theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, người bệnh càng chú ý phòng và điều trị bệnh tốt bao nhiêu thì nguy cơ bệnh gan B diễn tiến sang xơ gan và ung thư gan càng ít bấy nhiêu. Người bệnh nên gặp và trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa gan để có được những lời khuyên và phác đồ điều trị tốt nhất.
Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã là cơ sở điều trị bệnh gan chuyên nghiệp của Hà Nội, có các thiết bị điều trị và chẩn đoán bệnh gan tiên tiến của quốc tế và đội ngũ các bác sĩ chuyên ngành nhiều kinh nghiệm lâm sàng phong phú, có thể phân tích tường tận bệnh tình của từng bệnh nhân, đưa ra các phương án điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, sớm lấy lại sức khỏe!
Mọi thông tin thắc mắc về bệnh gan vui lòng liên hệ trực tiếp đến số 04.3718.1999 – 04.3734.9392 để được các bác sĩ của Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã giải đáp trực tiếp.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Cơ chế điều trị viêm gan B

Các triệu chứng của một người mắc bệnh gan thông thường là: mệt mỏi, ngứa, sốt nhẹ, đau tức vùng gan, nước tiểu sẫm màu… và qua xét nghiệm chuyên khoa. Các thuốc điều trị hiện nay cho bệnh nhân viêm gan thực chất không thể chữa trị được dứt điểm cho người đã mắc mà chỉ có vai trò ngăn chặn và hoặc tái tạo một phần, giảm thiểu sự phá hoại của virus cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà thôi.
Hiện nay, các thuốc điều trị viêm gan B mãn tính mục đích làm cho siêu vi B ngưng hoạt động, không sinh sản được (đưa về dạng người lành mang mầm bệnh) và như vậy ngăn chặn và giảm thiểu tối đa biến chứng xơ gan và ung thư gan. Khi ấy thử máu chỉ còn vỏ HBsAg mà không thấy HBV – DNA (HBV – DNA = 0). Tỉ lệ này đạt được sau một năm điều trị với lamivudine khoảng 39-72%.
Do đó, người bệnh vẫn phải được bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện có chuyên khoa viêm gan siêu vi lên kế hoạch điều trị và theo dõi liên tục bởi vì siêu vi B vẫn còn tồn tại trong cơ thể và vẫn có khả năng tái hoạt động gây biến chứng tại gan.
Thống kê rằng có rất ít trường hợp cơ thể loại cả vỏ HBsAg tỉ lệ loại trừ hoàn toàn siêu vi B (HBsAg âm tính) khoảng 1% sau một năm điều trị.
Hepatitis_B_virus_v2
Phản ứng của cơ thể với bệnh viêm gan siêu vi B
Cơ thể bệnh nhân hoàn toàn không đủ khả năng nhận biết hoặc loại trừ virut viêm gan B. Vì vậy nên giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng gì cả. Cho tới khi mà hệ miễn dịch, kháng thể của người bệnh đủ sức nhận ra có những kẻ thù đang sống chung với mình thì mới bắt đầu sản xuất ra những “vũ khí” để chống lại.
Đối với những trường hợp mắc bệnh viêm gan B khi đã trưởng thành, thường từ tuổi dậy thì đến 30 tuổi. Trong các trường hợp này người bệnh thưòng có những giai đoạn bị vàng da cấp tính hoặc mệt mỏi, kiệt sức, biếng ăn, đau bụng , buồn nôn, da mặt trở nên vàng và nước tiểu có màu vàng đậm như trà đậm. Khi thấy những triệu chứng đó chứng tỏ người bệnh đang mắc siêu vi gan cấp tính.
Một cuộc chiến được mô tả như sau: kháng thể và siêu vi trùng để tìm cách chống lại và đẩy virut viêm gan B ra ngoài, gây ra tình trạng hư hoại các tế bào gan, làm phân tích chất dịch trong gan ra ngoài. Những sắc tố màu vàng thấm vào da và được tiết ra ngoài nước tiểu. Giai đoạn đó được gọi là siêu vi gan cấp tính.
Lúc này người bệnh trở thành benh gan B mãn tính. Việc ăn uống bình thường không có triệu chứng nhiều, đôi khi chỉ mệt mỏi hơn bình thường đặc biệt vào buổi chiều hay trên da xuất hiện các vết đỏ nổi lên trước ngực hay những vết bầm tím ở chân, đau nhức khớp xương, ăn không ngon …Đó là những triệu chứng thường thấy ở những người bị viêm gan siêu vi B kinh niên.
Tóm lại, bệnh viêm gan siêu vi B đa số là không thể chữa trị dứt điểm, chỉ có khoảng 90% những người bị viêm gan B cấp tính lành bệnh sau 1-2 tháng, từ từ bớt vàng da và bệnh nhân được phục hồi. Tuy nhiên, một số sẽ tiếp tục chuyển qua giai đoạn từ cấp tính đến kinh niên.

Viêm gan B bệnh lây truyền qua đường máu

Benh gan B là nhiễm trùng gan phổ biến nhất trên thế giới có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Viêm gan B do virus viêm gan B (HBV) gây ra, tấn công và làm tổn thương gan.
Con đường lây nhiễm HBV
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một loại virus lây lan qua đường máu.
Nó không lan truyền qua tiếp xúc thông thường. Bạn không thể bị viêm gan B từ không khí, ôm, chạm vào, hắt hơi, ghế ngồi, ho, nhà vệ sinh, hoặc tay nắm cửa.
Dưới đây là những cách phổ biến nhất của viêm gan B lây sang người khác:
• Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc chất dịch cơ thể người bị nhiễm bệnh
• Quan hệ tình dục không được bảo vệ với một đối tác bị nhiễm bệnh
• Chia sẻ hoặc tái sử dụng kim tiêm với người bị nhiễm (ví dụ, dùng chung bơm kim tiêm hoặc tái sử dụng kim tiêm không đúng cách khử trùng để châm cứu, xăm, xỏ lỗ tai / cơ thể)
• Từ mẹ bị nhiễm cho em bé khi sinh (đây là con đường phổ biến nhất của nhiễm trùng ở những người Việt Nam)
Con đường lây nhiễm bệnh viêm gan B
Đối tượng bị lây nhiễm
Mặc dù viêm gan B có thể lây nhiễm bất kỳ người nào ở bất kỳ tuổi tác nào, nhưng có một số người có nguy cơ cao bị lây nhiễm. Dưới đây là một số nhóm có “nguy cơ cao” bị nhiễm viêm gan B, nhưng hãy nhớ rằng đây không phải là một danh sách đầy đủ:
• Người gốc Á Châu
• Trẻ do người mẹ bị nhiễm viêm gan B sinh ra
• Những người trong gia đình có người bị bệnh viêm gan B (kể cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn). Hầu hết người Việt Nam có bệnh viêm gan B mãn tính không biết họ bị nhiễm và có thể vô tình lây siêu vi khuẩn với những người khác. Kết quả là, viêm gan B có thể ảnh hưởng đến toàn bộ một gia đình nhiều thế hệ.
• Những người có quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc có nhiều đối tác tình dục
• Nhân viên y tế, những người chăm sóc sức khỏe và những người tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch cơ thể của người bị nhiễm
• Người sử dụng ma túy
• Những người trải qua thẩm tách thận hoặc có chảy máu
Viêm gan B là bệnh nguy hiểm
Bệnh gan B nguy hiểm vì nó là một “căn bệnh thầm lặng” có thể lây nhiễm sang người mà họ không biết. Hầu hết những người bị nhiễm viêm gan B không biết mình bị nhiễm và có thể vô tình truyền virus cho người khác thông qua máu của họ.
Đối với những người bị bệnh mạn tính, có nghĩa là virus có thể ở lại trong gan của họ trong hơn 6 tháng, có tăng nguy cơ phát triển bệnh gan nghiêm trọng sau này trong đời. Các vi-rút có thể nhẹ nhàng và liên tục tấn công gan trong nhiều năm mà không bị phát hiện.
Ung thư gan có thể gây tử vong kể từ khi các triệu chứng chưa xuất hiện cho đến khi quá muộn. 80% bệnh ung thư gan trên thế giới là do HBV mạn tính. Điều tối quan trọng là tất cả mọi người phải xét nghiệm viêm gan B. Ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng cho đến khi quá muộn cho phương pháp điều trị để được giúp đỡ.
Triệu chứng
Viêm gan siêu vi B được xem là một “bệnh thầm lặng” bởi vì nó thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết mọi người cảm thấy khỏe mạnh và không biết họ đã bị nhiễm, có nghĩa là họ có thể vô tình truyền virus cho người khác.
Những người khác có thể có các triệu chứng nhẹ như sốt, mệt mỏi, đau khớp hoặc bắp thịt, hoặc mất cảm giác ngon miệng được nhầm lẫn với bệnh cúm.
Các triệu chứng ít phổ biến hơn nhưng nghiêm trọng hơn bao gồm buồn nôn và nôn mửa dữ dội, vàng mắt và vàng da và dạ dày bị sưng. Các triệu chứng này đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức và một người có thể cần phải nhập viện.
Trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn không thể để có được thoát khỏi virus sau sáu tháng được chẩn đoán là “người mang siêu vi khuẩn kinh niên trong người” của virus viêm gan B. Điều này có nghĩa rằng họ đang nhiễm HBV mãn tính. Mặc dù người mang siêu vi khuẩn kinh niên trong người có thể không cảm thấy bị bệnh, virus có thể ở lại trong máu và gan của họ suốt đời. Kết quả là, họ có thể truyền virus cho người khác và họ phải sống với nhiều nguy cơ phát triển xơ gan và ung thư gan sau này trong đời.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Để không phải tiến hành ghép gan

ThS.BS Hồ Tấn Phát, phó khoa nội tiêu hóa - gan mật Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, cho biết hằng ngày bệnh viện tiếp nhận hàng chục ca mắc bệnh gan mãn tính giai đoạn cuối bị biến chứng, cần được ghép gan.
Tuy nhiên, việc phẫu thuật ghép gan rất khó khăn mà không phải bệnh nhân nào cũng đủ khả năng đáp ứng như cần người hiến gan (người sống và phải là thân nhân của bệnh nhân hoặc người đã bị chết não), chi phí một ca ghép gan rất lớn (từ hàng trăm triệu đến cả tỉ đồng)...
Có nhiều loại bệnh cần ghép gan nhưng có thể chia thành ba nhóm chính như nhóm bệnh gan cấp tính, nhóm bệnh gan mãn tính và nhóm bệnh ác tính của gan.
Viêm gan cấp do thuốc
Bệnh gan cấp tính thường gặp nhiều nhất là các trường hợp viêm gan cấp. Viêm gan cấp có thể diễn tiến rất nhanh, dẫn đến viêm gan tối cấp, suy gan cấp và tử vong. Bệnh này có nguyên nhân từ thuốc, siêu vi hoặc do một số bệnh lý ít gặp hơn như bệnh viêm gan tự miễn, bệnh Wilson... Riêng viêm gan cấp do thuốc thường gặp nhất là viêm gan cấp do uống paracetamol (đây là thuốc rất phổ biến và không cần kê toa), nếu bị viêm gan do uống thuốc này và diễn tiến nặng, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được ghép gan kịp thời.
Tại khoa nội tiêu hóa - gan mật Bệnh viện Chợ Rẫy, viêm gan cấp do thuốc thường gặp nhất là do thuốc kháng lao, vì nước ta có tỉ lệ người mắc bệnh lao khá cao so với nhiều nước trên thế giới. Bệnh nhân được cứu sống hay có thể diễn tiến nặng dẫn đến tử vong tùy mức độ tổn thương của gan và thời điểm nhập viện. Viêm gan cấp tính còn có thể do nhiễm virút viem gan B, virút viêm gan C, viêm gan tự miễn, bệnh Wilson (ứ đồng trong cơ thể)...
Xơ gan do rượu
Những bệnh nhân bị bệnh gan mãn tính giai đoạn cuối không còn khả năng điều trị cần được tiến hành ghép gan. Các nguyên nhân của bệnh gan mãn tính thường gặp là do nhiễm virút viêm gan B, virút viêm gan C, viêm gan ứ mật nguyên phát, viêm đường mật xơ hóa nguyên phát, bệnh lý ứ sắt trong gan, bệnh lý hẹp đường mật.
Đa số trường hợp viêm gan mãn tính ở giai đoạn đầu không có triệu chứng, còn khi xuất hiện những triệu chứng như bụng có nước, vàng da, vàng mắt... là đã tiến triển vào giai đoạn nặng. Do đó, bác sĩ Hồ Tấn Phát khẳng định bệnh viêm gan mãn tính chỉ được phát hiện sớm khi người bệnh khám sức khỏe định kỳ. Với những trường hợp bị nhiễm virut viêm gan B, C không có biểu hiện viêm gan thì có thể chưa cần điều trị mà chỉ theo dõi định kỳ, còn những trường hợp đã có tổn thương ở gan cần điều trị càng sớm càng tốt.
Một bệnh gan mãn tính khác cũng thường gặp là bệnh xơ gan do rượu. Đây là những bệnh nhân có tiền sử uống nhiều rượu, bia và uống liên tục trong thời gian dài. Theo bác sĩ Tấn Phát, người trên 65 tuổi mỗi ngày chỉ được uống tối đa một chai bia, dưới 65 tuổi mỗi ngày uống tối đa hai chai bia, uống nhiều hơn mức này sẽ có nguy cơ bị xơ gan do rượu.
Ung thư gan nguyên phát
Bệnh viêm gan ác tính cần ghép gan thường gặp nhất là ung thư gan nguyên phát. Bệnh chủ yếu là hậu quả của tình trạng nhiễm mãn tính virút viêm gan B và virút viêm gan C. Theo y văn, 80-90% trường hợp bị ung thư gan nguyên phát là do nhiễm virút viêm gan B mãn tính trước đó mà không điều trị hay điều trị không phù hợp hoặc phát hiện bệnh trễ, có cả những trường hợp được điều trị đúng vẫn không ngăn chặn được diễn tiến của bệnh.
Để không phải đi đến giải pháp cuối cùng là ghép gan, theo bác sĩ Hồ Tấn Phát, điều quan trọng nên chủ động phòng chống các bệnh gan, còn khi mắc bệnh cần phát hiện sớm và điều trị đúng bệnh.
Cách phòng và phát hiện sớm các bệnh gan
Theo bác sĩ Hồ Tấn Phát, trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong đó có chích ngừa viêm gan siêu vi B. Virút viêm gan C vẫn chưa có thuốc chủng ngừa. Những người lớn vì lý do nào đó chưa từng được chích ngừa cần xét nghiệm, kiểm tra đầy đủ các chỉ số về virút viêm gan B. Qua các chỉ số này sẽ biết được bản thân có bị nhiễm virút viêm gan B hay không. Nếu chưa chích ngừa và chưa bị nhiễm virút viêm gan B thì nên chích ngừa. Khi kiểm tra sức khỏe định kỳ nên kiểm tra cả virút viêm gan C vì đa số chỉ kiểm tra virút viêm gan B.
Virút benh gan B và C đều có thể lây qua đường máu, đường tình dục, lây từ mẹ sang con (đặc biệt là virút viêm gan B) hoặc qua đường tiêm chích. Trước khi kết hôn, hai người nên xét nghiệm tầm soát virút viêm gan B và C để có biện pháp phòng ngừa lây bệnh cho vợ hoặc chồng. Ngoài ra, cần hạn chế uống rượu bia, không dùng những loại thuốc có hại cho gan, đặc biệt là những loại thuốc lạ. Khi mắc bất kỳ bệnh gì cũng phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nên ăn đạm thực vật, rau, trái cây và có chế độ vận động hợp lý. Không để cơ thể tăng cân nhiều vì dễ dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ trong gan.
Với những người đã mắc bệnh gan mãn tính, tuyệt đối không được uống rượu, bia và cần ăn chế độ ăn ít muối. Ngoài ra, người mắc bệnh gan cần chú ý mỗi khi uống thuốc, đặc biệt với những loại thuốc không cần kê toa như Paracetamol...