Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Mẹo chữa viêm họng hạt bằng gừng hiệu quả

Nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, gừng có khả năng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh họng hạt. Dưới đây một số mẹo chữa viêm họng hạt bằng gừng dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ mà người bệnh nên lưu lại và áp dụng.

=>> Tìm hiểu chi tiết bệnh viêm họng hạt tại đây

Công dụng của gừng trong chữa trị viêm họng hạt

Viêm họng hạt là bệnh lý đường hô hấp xuất hiện khi chứng viêm họng chuyển sang mạn tính, tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Người bị viêm họng hạt sẽ phải chịu đựng những cơn đau rát vùng cổ, bị khản tiếng, mất tiếng không thể giao tiếp với người khác. Tình trạng này nếu kéo dài và không được chữa trị sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, bạn có thể áp dụng nhiều cách chữa trị khác nhau. Tuy nhiên một trong những biện pháp mang lại hiệu quả tốt, an toàn và không làm mất nhiều tiền bạc của bạn đó chính là dùng gừng để điều trị. Vậy tại sao gừng có thể trị được chứng bệnh viêm họng hạt?

Theo Đông y, gừng là loại củ có vị cay nồng, tính ấm, có khả năng chống lạnh, tiêu viêm, kháng khuẩn, chữa trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa… Nhờ vị cay nồng và ấm mà gừng có khả năng giúp làm đổ mồ hôi mạnh, hỗ trợ giải độc cho cơ thể nhất là khi bị cảm cúm hay cảm lạnh. Cũng chính vì những dược tính và công dụng có trong củ gừng mà khi bị viêm họng hạt, áp dụng các bài thuốc từ gừng để chữa trị sẽ mang lại tác dụng vô cùng tốt.

Cách chữa viêm họng hạt bằng gừng

Sử dụng gừng để điều trị viêm họng hạt từ lâu đã trở thành một trong những phương pháp chữa bệnh được mọi người lựa chọn, do tính an toàn và hiệu quả mà nó mang lại.
Cơ địa của mỗi người khác nhau nên có thể kết hợp gừng cùng các loại thảo dược khác để tăng hiệu quả trị bệnh.

Dưới đây là một số cách chữa viêm họng hạt bằng gừng hiệu quả được nhiều người áp dụng và thành công.

1. Chữa viêm họng hạt bằng gừng và củ cái trắng

Trong củ cải trắng có chứa nhiều protid, glucid và các loại vitamin, sử dụng để bổ sung dưỡng chất cho người mới ốm dậy rất tốt, làm tăng sức đề kháng của người bệnh. Trong Đông y, củ cải trắng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, kháng viêm, trừ ho tan đờm.

Củ cải trắng rất lành tính, an toàn, dễ sử dụng nên có thể sử dụng cho cả phụ nữ có thai. Dùng gừng kết hợp với củ cải trắng để trị viêm họng hạt là một phương pháp rất hiệu quả.

Nguyên liệu:

- 1củ gừng tươi
- 1 củ cải trắng nhỏ

Cách thực hiện:

- Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch, cắt thành lát
- Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, cắt thành miếng nhỏ
- Cho gừng và củ cải trắng đã cắt vào cối nhỏ, giã nát cùng một ít muối
- Dùng bã gừng và củ cải sau khi giã nát ngậm trong miệng khoảng 5 phút
- Chắt lấy nước cốt uống vào sáng và tối mỗi ngày
- Súc miệng lại bằng nước ấm

Nếu kiên trì thực hiện bằng phương pháp này, sau 3 – 5 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm hẳn. Cách này có thể áp dụng để giải cảm, trị ho, khàn giọng cũng rất tốt.

2. Chữa viêm họng hạt bằng gừng và muối

Muối là nguyên liệu được sử dụng rất nhiều trong đời sống thường ngày. Đây là một loại dược liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Bên cạnh đó, muối còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau buốt cổ họng, trị viêm họng hạt và các bệnh về đường hô hấp khá hiệu quả.

Nguyên liệu:

- Gừng tươi
- Muối

Cách thực hiện:

Gừng gọt vỏ, đem rửa sạch, thái thành lát nhỏ. Cho gừng đã thái vào cối giã nhỏ, giã nhuyễn cùng với muối.

Cách 1:

Cho hỗn hợp trên vào miệng, ngậm trong 3 phút
Súc miệng bằng nước ấm
Dùng 2 lần mỗi ngày

Cách 2:

Cho 1 muỗng cà phê hỗn hợp trên vào 100 ml nước ấm, đun sôi
Uống từng ngụm nhỏ
Thực hiện 2 lần mỗi ngày
Bạn nên kiêng trì thực hiện theo cách này để bệnh được thuyên giảm.

3. Chữa viêm họng hạt bằng gừng với mật ong

Mật ong có vị ngọt dịu, chứa rất nhiều khoáng chất và axit amin được xem là loại kháng sinh tự nhiên, có thể tăng sức đề kháng và loại bỏ các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, khản tiếng. Khi kết hợp gừng với mật ong để điều trị viêm họng hạt, giúp đẩy lùi các ổ dịch sưng đỏ ở vòm họng mà không phải dùng đến kháng sinh.

Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng phương pháp này với trẻ em dưới 1 tuổi, trong mật ong sẽ chứa một số hoạt chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nguyên liệu:
- 50ml mật ong nguyên chất
- Vỏ gừng tươi
- Vỏ quýt
- Vỏ cam hoặc chanh
- 3 quả ô mai

Cách thực hiện:

Vỏ gừng tươi, vỏ quýt, vỏ cam chanh và ô mai đem rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ các vi khuẩn
Cho các loại dược liệu trên cùng với mật ong vào bát nhỏ
Chưng cách thủy hỗn hợp trên từ 15 – 20 phút
Lấy khoảng 2 thìa cà phê hỗn hợp, hòa với 100 ml nước ấm để uống
Sử dụng uống mỗi ngày 3 lần

4. Chữa viêm họng hạt bằng gừng tươi và rẻ quạt

Cây rẻ quạt cũng có khả năng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn có hại rất tốt, bạn có thể sử dụng phương pháp này để điều trị viêm họng hạt.

Nguyên liệu:

- 1 củ gừng tươi
- 1 củ rẻ quạt

Cách thực hiện:

Gừng và rẻ quạt đem rửa sạch, thái thành lát mỏng, giã nhỏ

Lấy một ít hỗn hợp trên ngậm trong miệng khoảng 5 phút rồi nuốt luôn bã

Thực hiện 2 lần/ ngày
Bạn nên kiêng trì sử dụng phương pháp này từ 3 – 5 ngày, các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt sẽ giảm dần

5. Chữa viêm họng hạt bằng trà gừng

Viêm họng hạt kéo dài khiến dịch đờm bị ứ đọng. Khi sử dụng trà gừng sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Hơn nữa, sử dụng trà gừng trước khi ngủ giúp làm ấm cơ thể, thải độc và thư giản thần kinh sau ngày dài.
Uống trà gừng đều đặn sẽ giúp bạn khỏi bệnh, có sức khỏe tốt và tránh mắc phải các bệnh về máu, tiêu hóa.

Nguyên liệu:

- 1 củ gừng tươi
- 3 – 5 lá bạc hà
- 20ml mật ong
- 1 trái chanh

Cách thực hiện:

Gừng đem gọt vỏ, cùng với lá bạc hà đem rửa sạch
Thái gừng thành lát nhỏ, giã nát
Cho lá bạc hà và gừng đã giã hãm trong nước sôi từ 5 – 10 phút rồi lọc lấy nước
Cho nước cốt chanh và mật ong vào khuấy đều
Sử dụng uống 2 lần/ ngày

Trên đây là một số mẹo điều trị viêm họng hạt bằng gừng rất hiệu quả, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị thích hợp nhất. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Vịt 29 mách bạn cách làm đùi vịt sốt cà ri ngon ngất ngây

Các món ăn được chế biến từ vịt là nhứng món ăn ngon và quen thuộc với hầu hết người Việt. Vậy bạn đã được thưởng thức món đùi vịt sốt cà ri chưa nhỉ? Nếu chưa hãy thử làm cho gia đình cùng thưởng thức xem sao nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu cho món đùi vịt sốt cà ri

Chuẩn bị nguyên liệu để làm món ăn là khâu rất quan trọng. Nguyên liệu càng tươi ngon thì món ăn càng chất lượng. 

Dưới đây là nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Đùi vịt xiêm: 8 cái
  • Sữa tươi không đường: 1,5 chén
  • Hành tây: 1 củ
  • Sả: 2 cây
  • Ớt sừng: 1 quả
  • Củ khoai môn: 200gr
  • Bột cà ri: 1 gói
  • Màu hạt điều: 1 thìa
  • Các gia vị khác như: muối, đường, tiêu xay, dầu ăn...

Cách làm món đùi vịt sốt cà ri ngon chuẩn nhà hàng

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong chúng ta sẽ bắt tay vào nấu nướng. Để đùi vịt sốt với cà ri ngon cũng cần làm đúng quy trình. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Khi mua đùi vịt nên chọn loại đùi vịt vừa ăn, không quá to vì gia vị khó ngấm đều. Khi mua về cần khử mùi hôi của vịt bằng cách dùng muối hạt, chanh hoặc giã nhỏ gừng xát vào đùi vịt. Sau đó rửa lại với nước lạnh rồi để vào rổ cho ráo nước. 

Hành tây bóc vỏ, rửa sạch rồi cắt nhỏ thành hình múi cam và tách rời. Sả bỏ phần ngoài rồi đập dập, băm nhuyễn. Ớt sừng gọt dọc loại bỏ hạt rồi băm nhỏ. Khoai môn cạo sạch vỏ rồi rửa sạch, cắt miếng vuông rồi cho vào nước muối loãng để ngâm. Khoảng 10 phút vớt khoai môn ra để ráo.

Bước 2: Tẩm ướp gia vị

Cho đùi vịt vào bát to rồi tẩm ướp gia vị như sau: 1 muỗng muối, 2 muỗng hạt nêm, 2 muỗng đường trắng, ½ gói bột cari, cho thêm sả ớt đã băm nhuyễn vào. Xóc đều đùi vịt với các nguyên liệu trên để vịt ngấm đều gia vị. Để khoảng 30 phút gia vị ngấm đều thì món đùi vịt sốt cà ri mới ngon và thấm.

Bước 3: Nấu nước sốt cà ri

Cho khoảng 2 muống dầu ăn vào chảo lớn. Khi dầu nóng hạ nhỏ lửa rồi cho hạt điều màu vào. Khi màu điều ra hết vớt hạt bỏ đi. Bỏ khoai môn vào tô rồi đổ dầu phi hạt điều vào, thêm ít đường, hạt nêm. 

Bước 4: Nấu vịt

Cho nồi lên bếp rồi đổ dầu ăn vào sao cho dầu vừa đủ tráng nồi. Đun nóng dầu rồi bỏ đùi vịt vào xào. Đảo đùi vịt đều tay để vịt ngấm gia vị. Xào đến khi đùi vịt săn lại thì đổ sữa tươi không đường vào. Hạ nhỏ lửa,thêm cọng sả đập dập bỏ vào nồi, đậy kín vung để ninh đùi vịt mềm.

Đùi vịt chín mềm thì đổ khoai môn vào rồi nấu thêm khoảng 10 phút. Tiếp theo nêm gia vị cho vừa ăn rồi cho hành tây vào nồi, hành tây vừa chín tới thì tắt bếp.

Bước 5: Thành phẩm

Sau khi tắt bếp múc vịt ra tô, trang trí thêm hành ngò, rau thơm cho đẹp mắt. Rắc thêm ít hạt tiêu cho thơm.

Như vậy các bước để làm món đùi vịt sốt cà ri đã xong. Thật đơn giản đúng không nào!

Đùi vịt sốt cà ri tại Vịt 29 - Món ăn ngon bổ rẻ

Bát đùi vịt sốt nóng ăn kèm bánh mì, bún hay cơm đều ngon. Từng chiếc đùi vịt săn chắc đã được nấu mềm, ngấm gia vị vừa ăn. Vị ngon ngọt của thịt vịt hoà quyện với vị béo của khoai môn, mùi thơm của sả, tiêu và nguyên liệu khác thật kích thích. Màu sắc của món ăn có màu của hạt điều đẹp mắt.

Nếu bạn muốn thưởng thức món ăn này mà không có thời gian hoặc không rành nấu nướng thì sao nhỉ? Hãy đến với Vịt 29 bạn sẽ được phục vụ nhanh chóng, tận tình.

Đùi vịt sốt cà ri tại Vịt 29 là món ăn vừa ngon, bổ, rẻ mà lại vô cùng bắt miệng. Đây là món ăn phù hợp với tất cả mọi người, trẻ nhỏ hay người già ăn đều rất tốt. Đừng bỏ qua địa chỉ này khi muốn thưởng thức các món về vịt tại Hà Nội nhé!


 

Cách nấu mì vịt tiềm chuẩn người Hoa

Sự hòa quyện tinh tế của các loại thảo mộc trong món mì vịt tiềm chính là điểm nhấn đặc trưng, mang đến hương vị hấp dẫn, khác biệt, kích thích vị giác của người thưởng thức. Món mì vịt tiềm có giá trị dinh dưỡng cao, trong thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng dưỡng vị, bổ thận. Tuy món ăn này kết hợp rất nhiều nguyên liệu nhưng lại dễ nấu vô cùng. Hãy cùng vào bếp thực hiện và mang đến món ăn bồi bổ cho cả nhà thôi nào!

Mì vịt tiềm đậm đà- Sức hút không thể chối từ.

Đối với món mì, việc rán vịt trước khi ninh trong nước sẽ làm món ăn không bị bở bã, vịt vẫn giữ nguyên được hình dạng và hương vị thơm ngon ban đầu. Hoa hồi, quế, đinh hương, cảm thảo là các vị thảo mộc vừa có hương thơm thanh mát, vừa là các loại thảo dược quý, bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. 

Các loại thảo mộc này kết hợp trong món mì vịt tiềm đậm đà, giúp cho nước dùng có vị thanh ngọt tự nhiên và át đi mùi tanh khó chịu của thịt vịt. Cách làm mì vịt không có quá nhiều gia vị phức tạp nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của người nấu, sao cho thịt vịt vừa chín tới, mềm ngọt quyện trong nước dùng thanh vị và sợi mì dai thơm, bóng bẩy.

Nguyên liệu làm mì vịt tiềm.

+ Nguyên liệu gồm có:

Thịt vịt: 500 gram (phần ức hoặc đùi)

Xương heo: 300 gram

Nấm đông cô: 80 gram

Thảo mộc: 30 gram (đinh hương, hoa hồi, quế, cam thảo)

Cải thìa: 300 gram

Nước tương: 80 gram

Bột nêm: 40 gram

Đường: 8 gram

Tiêu: 5 gram

Gừng, rượu trắng, dầu ăn, mì trứng

Cách làm mì vịt tiềm ngon.

Vịt làm sẵn mua về dùng rượu trắng và gừng xát lên bên ngoài để khử mùi tanh của thịt, sau đó rửa thật sạch để cho ráo nước. Chặt miếng vừa ăn rồi cho thịt vào cái thau, ướp gia vị gồm: nước tương, đường, hạt nêm, tiêu… chừng 15 phút cho thịt thấm. Sau đó bật chảo dầu thật nóng, cho thịt vịt vào chiên vàng, gắp ra để lên giấy thấm dầu .

Nấm đông cô ngâm nước muối, rửa sạch rồi cắt bỏ phần gốc nấm, cải thìa cũng ngâm với nước muối pha loãng rửa sạch sẽ rồi chia làm đôi. Gừng gọt vỏ cắt lát mỏng cho vào chảo rang cùng với các loại thảo mộc, sau đó cho tất cả phần này vào túi vải cột gút lại.

Xương heo rửa sạch cho vào nồi nước sôi trụng sơ rồi vớt ra, cho lại vào một nồi nước khác hầm lửa riu riu, vớt bọt thường xuyên khi hầm xương, hầm chừng 45 phút, sau đó vớt xương heo ra. Cho thịt vịt đã chiên, nấm đông cô và cùng với túi hỗn hợp gừng và thảo mộc đã chuẩn bị khi nãy vào nấu đến khi thịt vịt mềm, nêm nếm lại cho vừa ăn.

Bắc nồi nước đun sôi cho cải thìa vào trụng, sau đó vớt ra ngâm với nước lạnh thêm vài viên đá giúp cải xanh bắt mắt hơn. Mì trứng trụng nước sôi vớt để ráo.

Cho mì vào tô, xếp rau cải và miếng thịt vịt, nấm lên trên mặt mì, chan nước dùng nóng lên là đã có một tô mì vịt nóng hổi, thơm phức bổ dưỡng cho cả nhà cùng thưởng thức.

Mì vịt tiềm đậm đà, nóng hổi thích hợp dùng trong những ngày mưa lạnh. Hương thơm dịu nhẹ của các loại thảo mộc hòa quyện trong nước dùng thanh ngọt, thịt vịt thơm mềm, nấm giòn dai và sợi mì vàng ươm. 

Còn chần chừ gì nữa các bà nội trợ đảm đang hãy mua nguyên liệu về trổ tài làm món mì vịt thơm ngon này, bồi bổ người thân của mình nhé. Chúc ngon miệng.

Hướng dẫn làm món vịt rô ti thơm ngon

Thịt vịt là loại thịt lành tính và có tính hàn nên rất bổ, từ người già cho đến trẻ em đều có thể ăn được. Trong số các món vịt thì vịt rô ti có lẽ là món ăn dễ làm mà lại thơm ngon nhất. Sau đây Vịt 29 sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách làm món ăn này nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu để làm món vịt rô ti

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu và gia vị cần thiết như sau:

  •  Vịt: 1/2 con vịt
  • Lá nguyệt quế khô: 2 lá
  • Ngũ vị hương: 1 muỗng
  • Gừng: 1 củ
  • Xì dầu: 2 muỗng
  • Dầu hào: 2 muỗng
  • Tỏi: 1 củ
  • Hành tím khô: 3 củ
  • Hoa hồi: 2 bông
  • Nước dừa: 1 quả
  • Ớt bột: 1 muỗng
  • Các gia vị cơ bản: Đường, muối, nước mắm, tiêu…

Cách làm món vịt rô ti thơm ngon như nhà hàng

Để làm món vịt rô ti ngon cũng không quá khó, quan trọng là khâu chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ như trên. Các bước thực hiện bạn làm như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Vịt: Sau khi mua ở chợ về làm sạch lông, sau đó khử hết mùi hôi của vịt. Nguyên liệu để khử mùi hôi có thể dùng chanh, muối hạt, rượu trắng, gừng giã nhỏ để chà xát lên mình vịt. Sau đó rửa lại thật sạch với nước lạnh, để ráo nước. Khi vịt ráo nước chặt miếng to vừa để rô ti.

Gia vị: Gừng bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái sợi nhỏ. Hành và tỏi băm nhỏ.  

Bước 2: Ướp gia vị

Vịt đã chặt miếng cho vào bát to hoặc nồi. Cho tất cả các gia vị đã chuẩn bị sẵn ở trên ( tỏi, hành, gừng, dầu hào, lá nguyệt quế, xì dầu, …) ướp với vịt. Cho thêm 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng nước mắm vào ướp cùng. Để ướp trong 3 tiếng thì món vịt rô ti mới ngấm đều hết gia vị.

Bước 3: Chiên vịt

Lấy chảo sạch cho lên bếp, cho 3 muỗng dầu ăn vào. Khi dầu ăn nóng thì gắp từng miếng vịt vào chiên đều 2 bên. Chiên đến khi da và thịt vịt hơi ngả vàng thì cho hết nước ướp thịt vịt vào chảo. Cho thêm nước dừa vào, đậy vung lại, hạ lửa nhỏ để thịt mềm và không bị cháy. Hầm đến khi thịt vịt có màu nâu sậm, nước rút hết chỉ còn sánh sánh là được. 

Bước 4: Thành phẩm

Để trang trí món ăn thêm đẹp mắt bạn có thể xếp xà lách, cà chua và dưa leo ra xung quanh đĩa. Chặt vịt đã rô ti thành từng miếng nhỏ rồi xếp ngay ngắn vào phía trong. Như vậy món vịt rô ti đã hoàn thành rồi!

Thành phẩm hoàn thành phải đảm bảo các tiêu chí như: Thịt vịt vàng đều, không quá dai, phần da giòn dai, mùi thơm của thịt kết hợp với gia vị hài hoà. Món vịt ngon ngọt dễ ăn, không quá béo. Có thể ăn kèm với dĩa dưa chua, rau mùi sẽ bắt miệng hơn.

Vịt 29 - Quán ăn chuyên vịt nổi tiếng tại Hà Nội

Với các hướng dẫn chi tiết mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên hi vọng bạn sẽ là được món vịt ngon chiêu đãi cả nhà. Nếu như quá bận rộn không có thời gian nấu nướng hãy ghé Vịt 29 bạn sẽ được thưởng thức món vịt rô ti ngon khó cưỡng.

Vịt 29 chuyên tất cả các món về vịt như vịt quay Bắc Kinh, vịt kho sốt tiêu đen, vịt om sấu, vịt sốt cà ri...Đặc biệt món vịt rô ti được thực khách đặc biệt yêu thích bởi hương vị thơm ngon nhờ quy trình chế biến và tẩm ướp kỳ công. 

Chúc các bạn có một bữa ăn ngon trọn vẹn bên bạn bè và những người thân yêu!

Cách làm bún măng vịt đậm đà siêu ngon

Bún măng vịt là món ăn rất quen thuộc với hầu hết gia đình người Việt. Nếu bạn đã ngán khi ăn các món bún như bún thịt, bún chả...hãy chuyển qua bún vịt nấu với măng thử nhé. Đảm bảo cả nhà sẽ thích mê cho mà xem. Cùng Vịt 29 tìm hiểu công thức trong bài viết dưới đây.

Chuẩn bị nguyên liệu làm bún măng vịt

Nguyên liệu để làm món bún ăn kèm nước xáo măng vịt cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, gia vị như sau:

  • Thịt vịt: 1 con khoảng gần 2 kg
  • Tiết vịt: 500g
  • Măng tươi: 500g
  • Gừng tươi: 1 củ
  • Chanh: 2 quả
  • Ớt sừng: 3 quả
  • Bún: 1 kg
  • Rượu trắng
  • Hành củ, tỏi
  • Gia vị cần thiết: Muối,bột ngọt, tiêu, ớt bột,...
  • Hành lá, rau thơm

Các bước làm bún măng vịt ngon như đầu bếp

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Vịt: Sau khi mua vịt về, làm lông rửa sạch vịt thôi chưa đủ, bạn cần phải khử sạch mùi hôi của vịt. Khử bằng các cách sau: Dùng ít gừng củ đập dập nhỏ hoặc rượu trắng, nước chanh, muối sống... rồi chà xát đều lên mình vịt, chà đều từ trong ra ngoài. Sau đó rửa sạch lại với nước, để ráo.

Nguyên liệu, gia vị: Gừng gọt vỏ, rửa sạch để nguyên 1 phần, đem thái sợi nhỏ 1 phần. Tỏi và hành băm nhỏ, ớt sừng bỏ cuống. Măng tươi đem thái sợi dài rồi luộc chừng nửa tiếng với 1 thìa muối, sau đó rửa sạch, để ráo. Tất cả nguyên liệu để riêng. Luộc chín tiết vịt rồi thái miếng vừa ăn. Các loại rau thơm, hành ngò, rau sống rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Luộc vịt

Cho vịt vào nồi đổ nước vừa lút vịt để luộc vịt. Luộc vịt kèm với 1 thìa muối, gừng thái sợi, hành tím, 1 ít hành tươi (phần gốc) cắt khúc thì món bún măng vịt sẽ thơm hơn. Trong lúc luộc có bọt nổi lên thì vớt bỏ đi. Khi vịt vừa chín hạ lửa xuống để vịt mềm thịt mà không bị nhừ.

Sau khi luộc xong vớt vịt ra ngâm vào nước lạnh để màu thịt đẹp, không bị thâm. Vớt vịt ra để ráo rồi chặt từng miếng vừa ăn là được.

Bước 3: Làm nước xáo 

Phi thơm 2 thìa dầu ăn với hành tỏi đã băm nhỏ, thêm vào 1 thìa ớt bột. Tiếp tục cho măng vào xào rồi nêm thêm gia vị (hạt nêm, đường, bột ngọt, nước mắm) vừa miệng. Khi xào măng chín, ngấm gia vị rồi thì cho vào nồi nước luộc vịt.

Khi măng gần sôi thì cho tiết vịt và phần gốc hành tươi đã cắt khúc còn lại vào. Nêm nếm lại 1 lần nữa gia vị cho vừa ăn là được.

Bước 4: Làm nước mắm ăn kèm 

Ăn thịt vịt thì không thể thiếu nước mắm gừng được. Bạn làm thêm chén nước mắm gừng cùng với tỏi băm, ớt sừng, nêm đường, bột ngọt,vài giọt chanh tươi nữa là ngon hết sảy.

Bước 5: Thành phẩm

Cho ít bún vào tô, tiếp tục bỏ thịt vịt lên trên bún rồi chan nước dùng vào. Trang trí thêm hành lá và rau mùi thái nhỏ, rắc thêm tiêu vào có thể ăn liền. Bún măng vịt nóng hổi ăn kèm nước mắm gừng đậm đà, rau sống thật hấp dẫn.

Thưởng thức các món vịt ngon ngất ngây tại Vịt 29

Bún măng vịt là món ăn ngon lại cực kỳ dễ làm. Món bún vịt nấu măng ngon phải đảm bảo các tiêu chí: Nước xáo bún măng ngọt thanh, đậm đà. Thịt vịt thơm thơm, mềm vừa, ngon ngọt, không bị thâm. Mùi thịt vịt hoà quyện với mùi gia vị hài hoà, kích thích khứu giác.

Để thưởng thức món bún vịt nấu măng trọn vị hơn hãy đến với Vịt 29 - quán ăn chuyên vịt nhé khách. Không phải mất công chuẩn bị mà có ngay tô bún nóng hổi để thưởng thức liền. Vị béo ngọt thịt vịt kết hợp măng giòn sần sật cùng những sợi bún mềm dai dù ăn nhiều cũng không hề ngán. 

Ngoài bún măng vịt thì Vịt 29 còn có rất nhiều món ngon về vịt khác như: Vịt quay Bắc Kinh, vịt quay sốt tiêu đen, vịt kho dừa, vịt rô ti...Kính mời quý khách đến và thưởng thức!