Những đối tượng nên tiêm ngừa benh viem gan A
-Tất cả trẻ em trên 1 tuổi-Người có bệnh gan mạn tính
-Bệnh nhân được điều trị với yếu tố đông máu
- Người làm việc liên quan đến vắc xin viêm gan A trong các phòng thí nghiệm
- Trẻ em, trẻ vị thành niên sống trong vùng có dịch viêm gan A
Để phòng ngừa bệnh cần tiêm 2 liều vắc xin, cách nhau ít nhất 6 tháng và có thể tiêm cùng lúc với các vắc xin khác.
- Đối với trẻ em, liều đầu tiên tiêm lúc 12-23 tháng tuổi. Trẻ chưa được tiêm lúc dưới 2 tuổi có thể tiêm sau đó.
- Đối với những người khác, có thể tiêm bất cứ khi nào nếu có nguy cơ nhiễm viêm gan A.
Còn những đối tượng nào không nên tiêm ngừa vắc xin viêm gan siêu vi A hoặc hoãn tiêm thưa bác sĩ ?
Những người không nên tiêm ngừa vắc xin viem gan sieu vi A :
- Người có phản ứng dị ứng nặng với mũi tiêm vắc xin viêm gan siêu vi A lần đầu
- Người có phản ứng dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Tất cả vắc xin viêm gan A có chứa nhôm và một vài loại thì có chứa 2-phenoxylethanol. Do vậy, hãy báo cho bác sĩ biết đã từng bị dị ứng nặng với những chất nào.
- Người đang bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng nên hoãn tiêm. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì có thể tiêm được.
- Nếu đang mang thai hãy thông báo cho bác sĩ biết. Mặc dù chưa xác định được tính an toàn của vắc xin viêm gan A trên phụ nữ có thai nhưng cũng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy vắc xin gây hại cho thai nhi và phụ nữ mang thai.
Vắc xin ngừa bệnh viêm gan A có thể gây ra những phản ứng sau tiêm. Thường là những phản ứng nhẹ, những phản ứng nặng rất hiếm khi xảy ra.
Phản ứng nhẹ thường kéo dài từ 1-2 ngày với những triệu chứng sau:
- Đau ở chỗ tiêm, chiếm tỉ lệ ½ ở người lớn và 1/6 ở trẻ em
- Nhức đầu, chiếm tỉ lệ 1/6 ở người lớn và 1/25 ở trẻ em
- Chán ăn, chiếm tỉ lệ khoảng 1/12 ở trẻ em
- Mệt mỏi, chiếm tỉ lệ 1/14 ở người lớn
Phản ứng nặng rất hiếm có trường hợp bị phản ứng dị ứng nặng sau tiêm, thường xảy ra trong vòng một vài phút hoặc một vài giờ sau tiêm.
Phụ huynh và gia đình nên theo dõi các phản ứng sau tiêm. Khi thấy có những dấu hiệu bất thường sau đây thì nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất:
- Sốt cao
- Có thay đổi về hành vi
- Phản ứng dị ứng nặng gồm khó thở, khàn giọng, khò khè, nổi mề đay, da tái xanh, mệt, chóng mặt, mạch nhanh.
Xem thêm: benh nong gan| chữa bệnh gan| gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ| benh viem gan A| benh gan B
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét