Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Chữa bệnh ung thư phổi thất bại vì phát hiện muộn

Mỗi năm có hơn 20.000 bệnh nhân ung thư phổi mới được phát hiện, nhưng cũng có tới 17.000 trường hợp tử vong. Tỉ lệ bệnh nhân ung thư phổi được cứu sống ở VN còn thấp, bởi phần lớn đến BV khi đã ở giai đoạn muộn.
Vì thế, có cả 2 thách thức song hành: Làm thế nào phát hiện được sớm bệnh nhân? Và chua benh ung thu thế nào trong giai đoạn phát hiện muộn để kéo dài tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vấn đề này đã được nêu tại hội thảo khoa học “Bước đột phá trong điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến hoạt hóa EGFR” sáng 19.5 tại Hà Nội.
Theo PGS-TS Mai Trọng Khoa (PGĐ BV Bạch Mai): Hơn 80% số bệnh nhân ung thư phổi phát hiện được ở VN là loại ung thư phổi không tế bào nhỏ. Có nhiều phương pháp điều trị cho các bệnh nhân này như phẫu thuật, hóa chất, xạ trị. Gần đây, tại VN với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, đã được xét nghiệm phát hiện đột biến gene EGFR (thụ thể yếu tố phát triển biểu bì). Nếu đã có di căn, hoặc đã thất bại với điều trị hóa chất trước đó... và có xét nghiệm EGFR dương tính thì người bệnh có chỉ định điều trị nhắm trúng đích với các thuốc phân tử nhỏ. Thuốc sẽ được chỉ định điều trị theo từng trường hợp bệnh nhân. Loại thuốc này có khả năng đi qua màng thế bào, ngăn cản quá trình tăng sinh mạch, “bắt” tế bào phải chết theo chương trình được lập sẵn, giảm khả năng di căn của bệnh nhân... Tại BV Bạch Mai, BV K, BV Ung bướu TPHCM, BV Chợ Rẫy, BV T.Ư Huế... đã áp dụng phương pháp điều trị nhắm trúng đích nói trên để điều trị cho các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ này. Kết quả, nhiều trường hợp đã lui bệnh, kéo dài thời gian sống thêm với chất lượng cuộc sống tốt hơn. Hiện nay, các thuốc này cũng đã có trong danh mục được chi trả bảo hiểm y tế, bệnh nhân chỉ phải đồng chi trả khoảng 50%.
Theo thống kê, có khoảng 10 – 35% số bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gene EGFR. Tuy nhiên, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác thể bệnh này, hiện tại mới chỉ có một số BV tuyến T.Ư ở Hà Nội và TPHCM thực hiện được. Vì thế, PGS Khoa khuyến cáo: “Việc đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh sớm vẫn là giải pháp tối ưu với ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. Với những người có nguy cơ mắc bệnh cao như trên 50 tuổi, hút thuốc trên 10 năm, làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất, ô nhiễm; hoặc tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi thì cần khám sức khỏe định kỳ và khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư định kỳ 6 – 12 tháng để phát hiện sớm bệnh. Đặc biệt là ở những người kết hợp nhiều trong các yếu tố nguy cơ nói trên thì tần suất đi khám sàng lọc bệnh có thể phải dày hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét