Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

Địa chỉ khám thủng màng nhĩ uy tín tại Hà Nội

Thủng màng nhĩ còn gọi là rách màng nhĩ gây ra những cơn đau nhói trong tai, ù tai, chảy máu tai, chóng mặt & thậm chí có thể bị điếc...Vậy người bệnh nên khám & điều trị thủng màng nhĩ ở đâu uy tín? Khi mà hiện nay có rất nhiều các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng nhận khám chữa thủng màng nhĩ khiến người bệnh khó khăn trong việc lựa chọn địa chỉ chữa. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm được địa chỉ uy tín khám & điều trị thủng màng nhĩ uy tín tại Hà Nội. Cùng theo dõi nhé!

Dấu hiệu nhận biết thủng màng nhĩ

Màng nhĩ vỡ một lỗ hay vết rách màng nhĩ, giống như màng trống mỏng phân cách ống tai và tai giữa. Màng nhĩ vỡ có thể gây ra mất thính lực và làm cho tai giữa dễ bị nhiễm trùng hoặc chấn thương khác. Một số dấu hiệu điển hình bạn có thể nhận biết

thủng màng nhĩ

- Đột ngột đau tai và thường mất đi nhanh chóng

- Rõ ràng, đầy mủ hoặc thoát ra máu từ tai

- Nghe kém

- Ù tai

- Sợi cảm giác (chóng mặt) thường biến mất nhanh chóng

- Buồn nôn hoặc ói mửa, có thể là kết quả của chóng mặt.

Thủng màng nhĩ có thể làm giảm khả năng nghe, thậm chí là điếc. Vì vậy, người bệnh cần đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được sơ cứu và điều trị phục hồi.

Chữa thủng màng nhĩ ở đâu tốt?

Khi có dấu hiệu, triệu chứng thủng màng nhỉ nên đi khám để được điều trị hoặc xử trí kịp thời. Dưới đây là danh sách một số bệnh viện Tai Mũi Họng uy tín tại Hà Nội. Bệnh nhân và người nhà có thể tham khảo và sử dụng khi cần.

1. Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội

Là bệnh viện đầu ngành về Tai Mũi Họng. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa từ khám bệnh, cấp cứu, bệnh Tai Mũi Họng người lớn và trẻ em...

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cũng là nơi tập hợp đội ngũ chuyên gia hùng hậu hàng đầu cả nước. Cùng với bề dày truyền thống, trang thiết bị, cơ sở vật chất và đội ngũ con người, đây là cơ sở uy tín hàng đầu về các bệnh lý Tai Mũi Họng.

2. Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Phát triển các kĩ thuật cao của chuyên khoa ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới như: mổ nội soi mũi xoang và nền sọ, tạo hình tai - xương chũm phục hồi sức nghe, vi phẫu thuật thanh quản phục hồi giọng nói, phẫu thuật và tạo hình các khối u đầu mặt cổ, ứng dụng Laser trong điều trị các bệnh TMH...

3. Bệnh viện Đa khoa An Việt

Bệnh viện An Việt

Bệnh viện đa khoa An Việt

  • Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh viện An Việt hội tụ các Phó giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ Tai Mũi Họng đầu ngành Việt Nam, từng công tác tại các Bệnh viện Trung ương và nhiều năm tu nghiệp tại Đức, Pháp… Bệnh viện có lịch khám của PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An là một trong những bác sĩ Tai mũi họng giỏi tại Hà Nội được người bệnh tin tưởng và lựa chọn thăm khám.

Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện An Việt được trang bị đầy đủ các thiết bị thăm khám hiện đại, kỹ thuật tiên tiến nhất nhằm hỗ trợ đắc lực cho các Bác sỹ trong chẩn đoán và điều trị Bệnh Tai – Mũi – Họng toàn diện như: Máy nội soi Tai Mũi Họng, Máy cắt nạo xoang XPS, Máy đo thính lực, Máy gây mê PM1, Kính hiển vi….

Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, thân thiện và sạch sẽ, đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Bệnh viện An Việt luôn nhận được sự yêu mến, tin tưởng cũng như được khách hàng đánh giá cao.

Để được đặt lịch hẹn thăm khám hoặc tư vấn về điều trị thủng màng nhĩ. Vui lòng đến trực tiếp địa chỉ 1E, Trường Chinh, Hà Nội hoặc gọi hotline 1900 28 38.

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Những dấu hiệu nhận biết thủng màng nhĩ chính xác

Thủng màng nhĩ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực và cuộc sống của người bệnh, việc phát hiện sớm và điều trị thủng màng nhĩ rất quan trọng, Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu khi bị thủng màng nhĩ? Cùng chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây:

Thủng màng nhĩ là tình trạng gì?

Thủng màng nhĩ là tình trạng rách màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ được cấu tạo bởi mô tương tự như da.

Màng nhĩ có hai chức năng quan trọng là cảm nhận rung động của sóng âm và chuyển đổi các rung động thành các xung thần kinh truyền tải âm thanh đến não, bảo vệ tai giữa ngăn chặn vi khuẩn cũng như nước và vật thể lạ bên ngoài. Thông thường, tai giữa là vô trùng nhưng khi màng nhĩ bị thủng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai giữa và gây nhiễm trùng, tình trạng đó gọi là viêm tai giữa.

Thủng màng nhĩ do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây thủng màng nhĩ, Trong đó, phổ biến nhất là:

Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai nặng hoặc nhiễm trùng nhẹ nhưng tái phát liên tục đều có khả năng gây thủng màng nhĩ. Sự tấn công của các vi sinh vật gây bệnh tại đây sẽ làm tích tụ dịch (mủ) ở tai giữa, lâu ngày tạo thành áp lực gây rách lớp mô mỏng này.

Chấn thương vật lý ở đầu hoặc tai

Thực tế, ít người biết rằng màng nhĩ mỏng đến mức có thể bị tổn thương dẫn đến thủng do ảnh hưởng từ chấn thương vật lý ở tai hoặc đầu. Nếu nghiêm trọng, tai trong và tai giữa cũng sẽ bị liên lụy.

Dị vật trong tai

Những vật nhọn và nhỏ như dụng cụ lấy ráy tai bằng kim loại, bút chì, kẹp tăm, bi ve… có thể làm rách màng nhĩ khi bạn đưa vào tai. Nguyên nhân này thường xảy ra ở trẻ nhỏ.

Chấn thương âm thanh

Một vụ nổ hoặc tiếng ồn xảy ra gần tai có thể gây áp lực làm thủng màng nhĩ. Nhạc sĩ và những người có thói quen nghe nhạc với âm lượng lớn rất dễ gặp phải vấn đề gây chấn thương tai này.

Chấn thương khí áp

Đôi khi, chênh lệch áp suất giữa môi trường trong và ngoài tai cũng có khả năng gây thủng màng nhĩ. Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn đi máy bay hoặc lặn.

Những dấu hiệu nhận biết thủng màng nhĩ?

Một số dấu hiệu và triệu chứng thông thường của tình trạng thủng màng nhĩ có thể bao gồm:

  • Đau tai nhưng hết nhanh chóng;
  • Chảy mủ có màu trong hoặc chảy máu tai;
  • Nghe kém;
  • Ù tai;
  • Chóng mặt;
  • Buồn nôn hoặc nôn do chóng mặt.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên tìm gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị thủng màng nhĩ ngay từ đầu có thể giúp ngăn chặn những vấn đề trên phát sinh. Do đó, nếu bạn bắt gặp những dấu hiệu thủng màng nhĩ như trên, hãy lập tức tìm đến bác sĩ để được điều trị hiệu quả. Cơ địa của mỗi người không giống nhau. Do đó, đừng quên tham vấn cùng các chuyên gia để tìm ra phương án giải quyết phù hợp nhất nhé.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân & dấu hiệu nhận biết thủng màng nhĩ, bạn đọc có thể tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thủng màng nhĩ và các bệnh về tai mũi họng, bạn có thể liên hệ tới chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện đa khoa An Việt qua số hotline 19002838 để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.

Follow us:

https://twitter.com/Khoataimuihong2

https://www.diigo.com/user/taimuihonganviet

https://gab.com/Khoataimuihongnhi

https://mix.com/khoataimuihongnhi

https://www.pearltrees.com/khoataimuihong#l297

http://www.folkd.com/user/Khoataimuihongnhi.com

https://www.tumblr.com/blog/khoataimuihongnhi

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Bị thủng màng nhĩ có nghe được không?

Thủng màng nhĩ vì một số nguyên nhân gây ra và có thể ảnh hưởng trầm trọng đến thính lực và gây khó chịu. Rất nhiều người không khỏi thắc mắc bị thủng màng nhĩ có nghe được không? Để giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc các chuyên gia khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt sẽ tư vấn ngay qua bài viết sau đây:

Thủng màng nhĩ là như thế nào?

Thủng màng nhĩ là tình trạng rách màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ được cấu tạo bởi mô tương tự như da.

Màng nhĩ có hai chức năng quan trọng là cảm nhận rung động của sóng âm và chuyển đổi các rung động thành các xung thần kinh truyền tải âm thanh đến não, bảo vệ tai giữa ngăn chặn vi khuẩn cũng như nước và vật thể lạ bên ngoài. Thông thường, tai giữa là vô trùng nhưng khi màng nhĩ bị thủng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai giữa và gây nhiễm trùng, tình trạng đó gọi là viêm tai giữa.


Thủng màng nhĩ do đâu?

Thủng màng nhĩ là tình trạng không phải hiếm gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây thủng màng nhĩ trong đó phổ biến có những nguyên nhân như sau:

- Nhiễm trùng tai: Nhiễm trùng tai là một nguyên nhân gây thủng màng nhĩ phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Lý do là vì các chất lỏng tích tụ trong tai sẽ gây áp lực khiến màng nhĩ bị thủng.

- Thay đổi áp suất: Các hoạt động có thể làm thay đổi áp lực trong tai và dẫn đến màng nhĩ bị thủng. Nó thường xảy ra khi áp lực bên ngoài tai khác biệt lớn với áp lực bên trong tai. Các hoạt động có thể gây áp lực dẫn đến màng nhĩ bị thủng như: Đi máy bay, lặn biển, lái xe tốc độ cao,…

- Chấn thương: Bất kỳ chấn thương nào đến tai hoặc đầu như ngã xe, bóng đập vào đầu, bị tát vào tai,… đều có thể gây thủng màng nhĩ.

- Ngoáy tai: Sử bất cứ dụng cụ nào để lấy ráy tai như tăm bông, móng tay,… cũng đề có thể gây hại cho màng nhĩ.

- Chấn thương âm thanh: Tiếp xúc với âm thanh quá lớn, đột ngột như tiếng nổ bom, mìn,… cũng là một trong những nguyên nhân gây thủng màng nhĩ.

Xem thêm: http://khoataimuihongnhi.com/thung-mang-nhi-co-tu-lien-duoc-khong/

Thủng màng nhĩ có nghe được không?

Rất nhiều người luôn có thắc mắc: Khi bị thủng màng nhĩ có nghe được không. Theo các chuyên gia, thủng màng nhĩ sẽ khiến bạn bị ù tai, chảy máu tai, đau nhói trong tai, chóng mặt và gây điếc. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào màng nhĩ thủng cũng làm bạn bị điếc, mà phải tùy thuộc vào mức độ tổn thương màng nhĩ của mỗi người.

Màng nhĩ có hai chức năng chính, đó là cảm nhận rung động sóng âm thanh và chuyển đổi rung động đó thành những xung thần kinh, truyền âm thanh đến não. Khi màng nhĩ bị thủng sẽ khiến nó không thể thực hiện tốt chức năng của mình làm cho âm thanh truyền dẫn tới não cũng không được thông suốt, mạch lạc.

Trong trường hợp màng nhĩ bị thủng nhẹ, nếu biết giữ gìn và áp dụng biện pháp can thiệp kịp thời, tránh tình trạng viêm nhiễm thì màng nhĩ cũng có thể tự liền và ít ảnh hưởng tới thính lực. Tuy nhiên, với trường hợp thủng màng nhĩ lớn sẽ làm mất cơ chế đòn bẩy để tăng áp suất âm thanh, gây ra tình trạng giảm thính lực từ khoảng 20 - 30 dB, thậm chí có thể khiến bạn bị điếc hoàn toàn.

Như vậy, nếu chỉ rách màng nhĩ lỗ nhỏ thì không thể khiến bạn bị điếc mà chỉ làm sức nghe giảm. Trong một vài trường hợp, chấn thương nặng làm màng nhĩ và xương chũm bị tổn thương không có khả năng hồi phục thì có thể gây điếc nặng. Điều quan trọng, khi bạn bị thủng màng nhĩ, cần phải hết sức giữ bình tĩnh và tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra mức độ tổn thương và bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Trên đây làm một số thông tin giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bị thủng màng nhĩ có nghe được không? Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Mọi thắc mắc liên quan tới tình trạng viêm tai giữa gây ù tai cũng như chứng điếc tai, suy giảm thính lực bạn đọc có thể liên hệ chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt qua số hotline 1900 2838 để được tư vấn miễn phí.

Follow us:

http://www.apsense.com/user/khoataimuihongnhihttps://issuu.com/khoataimuihong
https://qiita.com/khoataimuihong
https://enetget.com/Khoataimuihong
https://weheartit.com/khoataimuihongnhianviet
https://khoataimuihongnhi.tumblr.com/https://tawk.to/Khoataimuihongnhi.com
https://gab.com/Khoataimuihongnhi

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Nước luộc vịt nấu rau gì ngon?

 Sau khi luộc vịt bạn không nên bỏ phần nước luộc của vịt đi nhé, hãy dùng nó để chế biến các mon canh rau rất ngon đấy. Vậy nước luộc vịt nấu canh rau gì ngon? Hãy cùng vịt 29 tìm hiểu ngay sau đây nhé! Các cách làm dưới đây rất đơn giản nhưng rất bổ dưỡng không kém các món thịt vịt, mời bạn tham khảo.

Một số lưu ý khi dùng nước luộc vịt nấu canh

Vịt luộc là món ăn tưởng chừng như dễ làm nhất nhưng không phải ai cũng biết cách luộc vịt thơm, ngon đâu nhé. Nhiều người sẽ nghĩ chỉ cần cho vịt vào nồi nước đun sôi lên đợi vịt chín là tắt bếp. Nhưng không đơn giản như vậy, cách làm đấy chỉ đơn thuần là vịt luộc cho chín nhưng không ngon, không giúp thịt vịt săn chắc lại. Để luộc vịt đúng chuẩn nhà hàng thì bạn một số lưu ý sau:

  • Không cho vịt vào đun cùng với nước từ đầu
  • Đợi nước sôi thì bạn mới cho vịt vào và lật vịt cho ngấm nước đều
  • Nồi luộc vịt cần có một chút gừng, một chút gia vị và nước mắm
  • Đun sôi bỏ vịt vào và đun sôi lại lần nữa vặn nhỏ nước đun tiếp khoảng 10 - 15 phút thì tắt bếp để đó cho nguội hẳn thì mới vớt vịt ra để ráo rồi mới chặt
  • Tuyệt đối không chặt vịt khi còn nóng sẽ rất dễ bị bỏng và nát, khó chặt hơn

Nước luộc vịt nấu rau gì ngon - Canh măng

Bạn đang thắc mắc không biết nước luộc vịt nấu rau gì ngon đây. Vịt 29 giới thiệu món canh nước vịt luộc nấu măng. Đây là món canh được nhiều người thích vì nó rất đậm đà có thể ăn cùng bún hoặc cơm đều được. 

Nguyên liệu: măng tươi, nấm hương, nước canh măng, các loại gia vị như mắm, muối, hành lá, mùi tàu…

Chế biến món canh vịt măng:

  • Sơ chế nguyên liệu

Canh vịt thì bạn chọn măng củ, khi mua chọn củ măng tươi, to đều nhau và không bị cong, vỏ măng không có đốm vàng thì nó mới đảm bảo độ giòn. 

Nếu không có măng củ thì dùng măng ngâm. Tránh mua măng có màu trắng, vàng bất thường vì măng này thường ngâm hóa chất..

Nấm hương chúng ta rửa thật sạch, ngâm cho nó nở ra. Còn hành lá và mùi tàu thì bạn rửa sạch, thái nhỏ và để ráo hết nước rồi để ra bát riêng.

  • cách nấu

Trước tiên là luộc măng lên cho bớt vị đắng nếu dùng măng củ, còn măng ngâm thì thái lát sau đó luộc qua 1 lần cho bớt chưa nhé. Xào qua măng với các gia vị, một chút dầu ăn rồi để riêng ra bát.

Tiếp đó, cho nồi nước luộc vịt lên bếp, đun ở mức lửa vừa, sau đó cho nấm hương vào. Lúc này nước ngâm nấm hương có thể đổ vào nồi canh sẽ khiến nồi canh của chúng ta sẽ thơm ngon hơn.

Bước tiếp theo đổ măng đã xào trước đó vào nồi nước luộc vịt. Cuối cùng là cho tiếp hành lá, mùi tàu đã thái nhỏ lên trên bát canh là bạn đã hoàn thành một món canh măng nước luộc vịt thơm ngon chiêu đãi cả nhà rồi.

Nước luộc vịt nấu rau gì ngon - Canh vịt rau muống om sấu

Thông thường món vịt om sấu với rau muống sẽ dùng một chút thịt vịt xào với gia vị để món canh đậm đà hơn. Nếu bạn không thích thì có thể dùng nguyên nước luộc vịt cũng được nhé. Trong bài viết này chúng tôi sử dụng thêm một chút thịt vịt để món ăn hấp dẫn hơn.

Nguyên liệu: Bao gồm thịt vịt, sấu, rau muống, hành, gừng, sả, gia vị cần thiết

Cách thực hiện:

Đầu tiên, bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu vào, nóng dầu cho sả băm nhuyễn vào đảo qua cùng một chút ớt,hành rồi cho thịt vịt đã băm từng nhỏ từng miếng vừa ăn. Xào săn thịt vịt lên bạn để ra một chiếc bát riêng.

Sau đó, cho nồi nước luộc vịt lên bếp, thả vào đó vài quả xấu cùng với thịt vịt xào trước đó, nêm nếm gia vị

Tiếp đó, khi nồi nước sôi lên thì bạn cho rau muống đã thái thành từng khúc. Đun sôi trở lại cùng nêm nếm chút gia vị rồi bắc nồi xuống. Lưu ý, rau muống nhanh chín nên bạn không cần đun quá lâu rau sẽ bị đỏ kém hấp dẫn. Rau muống chỉ cần chín tới, ăn còn sần sật là ngon nhất nhé

Món này bạn có thể ăn cùng bún, miến hoặc cơm trắng đều được. Đảm bảo sẽ khá tốn cơm đấy vì khi ăn món canh có vị chua chua ngọt ngọt rất ngon.

Qua bài viết này bạn đã biết nước luộc vịt nấu rau gì ngon rồi đúng không nào. Nếu bạn muốn thưởng thức nhiều món ăn từ thịt vịt hãy đến ngay vit29 của chúng tôi. Đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng, bởi đây là địa chỉ chuyên về các món vịt nổi tiếng nhất Hà Thành. Có dịp nhớ ghé qua cửa hàng của chúng tôi thưởng thức nhiều món ngon từ vịt với hương vị hấp dẫn vô cùng.

Hướng dẫn cách làm nộm vịt chua ngọt ngon khó cưỡng

 Mọi người thường biết đến nhiều vịt nướng, vịt xào sả ớt hay các món canh vịt nhưng ít ai biết rằng thịt vịt còn có thể chế biến thành các món nộm vô cùng ngon đấy. Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu tới các bạn món nộm vịt chua ngọt ngon khó cưỡng. Cách làm món này cũng khá đơn giản, bạn tham khảo nhé!

Hướng dẫn cách làm món nộm vịt chua ngọt ngon khó cưỡng

Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu tới bạn hai món nộm vịt, trước tiên là món nộm vịt chua ngọt sẽ khiến các bạn mê mẩn cả ngày và sẽ trở nên nghiện. Bởi nó quá ngon, quá hấp dẫn.

Nguyên liệu để làm món nộm vịt chua ngọt bao gồm:

  • Thịt vịt loại ngon khoảng 1 kg
  • Xoài xanh
  • rau thơm, rau húng, rau mùi, mùi tàu, thì là, cà rốt, tỏi khô, gừng, ớt tươi, giấm, mắm ngon, chanh
  • Đường, hạt tiêu, mì chúng, vừng rang, cùi dừa tươi nạo sợi

Cách chế biến như sau:

Bước 1: Sơ chế vịt

Cũng giống như nhiều món làm từ vịt khác, khâu sơ chế vịt rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến hương vị của từng muốn ăn. Do đó, bạn cần làm thật sạch vịt và khử được toàn bộ mùi hôi khó chịu của vịt. Đơn giản lắm, bạn chỉ cần:

Một là: Nhổ thật sạch lông bằng cách khi đun nước để nhúng vịt thì bạn cho thêm một vài tàu lá đu đủ hoặc một nắm lá khê đảm bảo mọi lông tơ, lông con đều được nhổ hết sạch

Hai là: Khử mùi hôi thì có nhiều cách để bạn thực hiện. Tuy nhiên, cách mà mọi người hay làm chính là dùng chút gừng tươi đập dập trộn với rượu trắng, xoa đều lên mình vịt và bên trong. Làm cách này đảm bảo mùi hơi sẽ được đánh bay triệt để.

Bước 2: Tiến hành luộc vịt

Muốn luộc vịt ngon thì không phải ai cũng biết đâu nhé. Chúng tôi sẽ chỉ cách luộc vịt không bị nát mà vịt luộc nên thịt chắc, thơm và đặc biệt đậm đà hơn. Đó chính là bạn đun một nồi nước lên, đợi đến khi nước sôi thì bạn hãy thả vịt vào nồi cùng với vài lát gừng, một ít gia vị.

Thời gian luộc vịt khi nước sôi tốt nhất là khoảng 10 phút, sau đó tắt bếp để ngâm khoảng 10 - 20 phút thì bạn hãy vớt thịt ra để ráo nước, cho nguội thì hãy chặt nhé.

Sau khi chặt thành từng miếng nhỏ thì bạn hãy xé thịt vịt thành từng sợi nhỏ, dày một chút cũng được. Xé nhỏ để khi làm nộm mình dễ ăn hơn và ngấm đều gia vị hơn là mình để cả miếng to.

Bước 3: tiến hành làm món vịt nộm chua ngọt

Sau khi thịt vịt được xé xong để riêng ra một bát tô thì bạn làm nước nộm như sau:

  • Gừng giã nhỏ, vắt bỏ nước.
  • Cho tỏi khô cùng bã gừng, ớt tươi, đường giã nhuyễn
  • Cho nước mắm, vắt chanh, giấm nêm nếm sao cho vị chua, cay, ngọt, mặn vừa ăn

Tiếp đó, bạn cho ⅔ nước nộm trộn với thịt vịt để khoảng 10 phút cho thịt vịt ngấm đều nước nộm. ⅓ thịt vịt còn lại thì bạn cho vào nước chấm nộm nhé

Còn bây giờ chúng ta xử lý các nguyên liệu còn lại như sau: xoài xanh, cà rốt thái thành các lát mỏng, các loại rau thơm, mùi, húng, tàu, thì là thái nhỏ. Sau đó, cho rau thì là vào trước trộn đều với thịt vịt rồi sau đó mới cho tất cả các nguyên liệu còn lại trộn vào vịt.

Cuối cùng thì bạn bày ra đĩa, muốn trang trí cho đẹp mắt và hấp dẫn thì hãy lấy một ít hoa tỉa sẵn, rắc vừng rang, hạt tiêu, dừa lên trên là bạn đã hoàn thành món nộm vịt chua ngọt chiêu đãi cả nhà rồi.

Yêu cầu thành phẩm đạt chuẩn như sau:

Thịt vịt ăn có vịt ngọt thanh, cùng với các rau gia vị không bị nát. Màu sắc đa dạng, hấp dẫn. Khi ăn nộm vịt chua ngọt chuẩn vị thì phải có vị ngọt mát của thịt vịt, vị thơm của các loại rau cùng với vị chua ngọt của các loại gia vị chính.

Chỉ với các bước đơn giản trên là bạn đã hoàn thành món vịt nộm chua ngọt chiêu đãi cả nhà vào cuối tuần rồi. Nếu bạn muốn thay đổi không khí gia đình hãy mời mọi người đến Vịt 29 của chúng tôi để thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn từ thịt vịt. Đảm bảo sẽ không làm bạn và gia đình thất vọng đâu.

Nộm vịt thập cẩm - món ăn thanh mát trong ngày hè

 Nộm vịt thập cẩm là món ăn rất hấp dẫn, được nhiều người ưa thích. Món ăn này khiến người dùng cảm thấy thanh mát, không bị ngấy do dầu mỡ và cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách chế biến món ăn thanh đạm này nhé. 

Mô tả chi tiết món ăn nộm vịt thập cẩm

Vịt là thực phẩm quen thuộc nhưng bạn đã chán ngấy với những món ăn quá phổ biến được chế biến từ nguyên liệu này. Vậy hãy vào bếp và trổ tài với món nộm vịt thập cẩm. Sự kết hợp của vịt và các loại rau rủ cùng các gia vị tạo nên một món ăn thanh đạm nhưng lại vô cùng hấp dẫn. 

Đây là món ăn có đầy đủ các vị, đánh thức vị giác của người thưởng thức. Vị chua nhẹ của chanh, ngọt thanh của đường, ngọt từ thịt vịt và mùi thơm nhẹ từ rau thơm và lạc rang. Những ngày hè oi ả, cùng cả nhà thưởng thức món ăn này thì còn gì tuyệt vời hơn. Nhiều người nghĩ rằng thực hiện món ăn này rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, với công thức dưới đây, chế biế món nộm vịt thập cẩm trở nên rất đơn giản và nhanh chóng. 

Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu

Để thực hiện được món ăn này, việc chuẩn bị nguyên liệu vô cùng quan trọng. Chỉ cần thiếu bất kỳ một nguyên liệu nào đó, món ăn sẽ không có đầy đủ hương vị vốn có. Với nộm vịt thập cẩm, các bà nội trợ cần phải chuẩn bị những thực phẩm sau đây:

  • Vịt: 500g (bao gồm cả da vịt để khi chế biến sẽ giòn và thơm hơn)

Hãy lựa chọn vịt nuôi đã lâu, béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày. Không nên chọn vịt non bởi thịt sẽ không chắc, món ăn sau khi chế biến cũng không ngon. 

  • Lạc rang sẵn.
  • Cà chua: 2 quả.
  • Các loại rau thơm: mùi tàu, húng thơm, bạc hạ, mùi ta…
  • Các loại rau củ: cà rốt, dưa chuột, hành tây, đu đủ.
  • Tỏi, ớt, chanh.
  • Các loại gia vị khác: muối trắng, mắm, muối, đường, hạt tiêu…

Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, hãy sơ chế nguyên liệu. Với bước này, hãy lưu ý sơ chế thịt vịt thật sạch và khử mùi tanh, mùi hôi của vịt.

  • Thịt vịt sau khi mua về rửa sạch với nước, sau đó dùng rượu trắng hoặc giấm để khử mùi tanh và rửa lại với nước lần nữa. 
  • Cho vịt lên nồi và luộc, sau khi chín kỹ thì vớt ra và để ráo. Thái thịt vịt thành từng sợi nhỏ sao cho đẹp mắt rồi ướp cùng các loại gia vị như mắm, muối. Không nên ướp quá mặn làm mất sự thanh đạm của món ăn.
  • Bỏ vỏ đu đủ, dưa chuột và cà rốt rồi nạo sợ nhỏ.
  • Hành tây rửa sạch với nước rồi thái lát mỏng.
  • Nhặt và rửa sạch các loại rau thơm rồi để ráoo nước. 
  • Cà chua rửa sạch và thái lát mỏng.
  • Giã nhỏ lạc rang để trộn cùng với nộm.

Cách làm nộm vịt thập cẩm

Công đoạn cuối cùng chính là chế biến và bày trí món ăn. Các bạn hãy làm theo công thức sau đây:

  • Pha chế nước trộn nộm: sử dụng 20ml nước mắm, 1 thìa đường nhỏ, 1 thìa nước cốt chanh, ớt và tỏi băm nhỏ.
  • Sau đó cho dưa chuột, cà rốt, đu đủ đã nạo nhỏ vào bát cùng với thịt vịt. Cho hỗn hợp nước mắm đã pha vào cùng và trộn đều tay cho tới khi các nguyên liệu ngấm đầy đủ gia vị.
  • Cuối cùng bày biện ra đĩa, rắc rau thơm và lạc lên trên.
  • Sử dụng cà chua thái lát để trang trí món ăn thêm phần đẹp mắt. 

Chỉ với vài thao tác cơ bản, bạn đã có thể tạo nên món ăn thanh đạm cho cả gia đình trong ngày hè này. Ngoài nộm vịt thập cẩm, bạn còn muốn chiêu đãi cả nhà nhiều món ăn khác từ vịt? Vậy hãy đến cửa hàng Vịt 29 để thưởng thức menu siêu dài các món ăn, từ truyền thống đến cách tân độc lạ từ vịt. Đảm bảo cả nhà sẽ phải trầm trồ và khen ngợi bởi hương vị độc đáo của Vịt 29 đấy.

Hướng dẫn cách nấu chè cúng rằm tháng 7 đúng cách

 Hàng năm cứ mỗi dịp rằm tháng 7 âm lịch những người nội trợ của gia đình lại tiếp tục tất bật chuẩn bị mâm cúng xôi chè để thắp hương tưởng nhớ ông bà. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý cho mọi người về cách nấu chè cúng rằm tháng 7 đơn giản và vô cùng tiện lợi. Vì vậy, chị em hãy bớt chút thời gian tham khảo bài viết của chúng tôi để có những thông tin chi tiết và chính xác nhất để chuẩn bị một mâm cúng hoàn hảo nhất bạn nhé.


Ý nghĩa của mâm chè cúng rằm tháng 7

Rằm tháng 7 âm lịch hay còn gọi là ngày lễ Vu Lan. Đây chính là ngày mà con cái báo đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Vì vậy mâm cỗ cúng dâng lên tổ tiên thường có đôi chút mang tính vùng miền.

Mỗi một vùng miền sẽ có cách làm mâm cỗ cúng rằm khác nhau. Tuy nhiên, đều không thể thiếu đi sự góp mặt của mâm chè để cúng rằm. Hiểu rõ được điều đó nên Nấu cỗ 29 để tổng hợp lại một số cách nấu chè dành cho ngày rằm tháng 7.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ mang đến những thông tin hữu ích và chính xác nhất cho khách hàng. Hãy cùng nhau vào bếp ngay trong hôm nay bạn nhé.

Hướng dẫn cách nấu chè cúng rằm tháng 7

Bỏ túi hướng dẫn cách nấu chè cúng rằm đơn giản và tiện lợi nhất tại nhà mà bạn không nên bỏ qua.

Bước 1: Cách làm phần vỏ chè trôi nước

Cho bột nếp vào âu lớn, đổ từ từ phần nước đã chuẩn bị vào. Lưu ý: bạn hãy dùng phới lồng để khuấy đều bột và nước để tránh bột bị vón cục nhé.

Nhồi bột khoảng 5 phút để bột tạo thành khối dẻo, mịn. Sau khi bột đạt yêu cầu, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bột lại và ủ khoảng 30 phút cho bột nở nhé.

Bột sau khi ủ đem ra nhồi thêm 1 lần nữa để bột được dẻo mịn nhất. Chia bột thành từng viên nhỏ để chuẩn bị bọc nhân nhé.

Bước 2: Chuẩn bị nhân chè trôi nước 

Đậu xanh vo sạch đem hấp chín. Nếu bạn có thời gian, hãy ngâm đậu trước khoảng 1 tiếng cho đậu nhanh chín và được ngon hơn nhé.

Đậu sau khi được hấp chín, đem xay nhuyễn cùng 1/4 tsp muối. Đậu sau khi xay đem sên trên bếp với lửa thật nhỏ khoảng 10 phút để phần nhân được thơm ngon. Mẹo để nhân thơm ngon hơn là chuẩn bị một ít hành phi cho vào khi sên nhé, bảo đảm nhân bát chè cúng rằm của bạn sẽ rất tuyệt đó.

Nhân đậu xanh sau khi nguội, đem vo viên sao cho phù hợp với phần vỏ chè trôi nước. Vậy là chúng ta đã hoàn thành nhân của cách nấu chè trôi nước.

Bước 3: Chuẩn bị nước dùng kèm chè trôi nước 

Nước đường: Cho đường vào nấu chung với 200ml nước lạnh đến khi sôi. Đun nước đường thêm khoảng 20 phút với lửa nhỏ để nước đường được dẻo và đậm vị. Đừng quên cho ít gừng và tí ti muối vào để giúp nước đường thơm đậm vị hơn.

Nước dừa: Đun nhỏ lửa hỗn hợp nước cốt dừa + 3 tsp đường + lá dứa đến khi sôi. Hòa bột năng cùng với nước rồi cho từ từ vào hỗn hợp nước dừa, nhớ khuấy đều tay và để lửa nhỏ thôi nhé. Hỗn hợp nước cốt dừa sánh và sôi lăn tăn trở lại là được.

Bước 4: Hoàn thiện cách nấu chè trôi nước

Vê tròn viên bột và ấn dẹt, cho nhân đã vo viên vào rồi bọc lại thật kín. Bước này bạn đừng ấn bột mỏng quá nếu không nhân sẽ bị dư ra ngoài khiến bánh lúc đem luộc sẽ bị vỡ, mất đẹp, đây là bí quyết của cách làm chè trôi nước nhà Bee đó. Làm lần lượt đến khi hết nguyên liệu nhé.

Viên chè sau khi hoàn thiện đem luộc với nước sôi. Sau khi viên chè nổi lên, bạn để thêm tầm 2 phút là chè đã chín rồi đó. Nhớ chuẩn bị sẵn một tô nước lạnh để thả chè vào giúp viên chè trắng, dẻo và không bị dính nhé. Sau khi luộc hết chè, bạn vớt chè cho vào nước đường đã nấu là hoàn thành cách nấu chè rồi.

Chè trôi nước cho ra bát và thêm 1 ít nước dừa lên là đã hoàn thành bát chè để chuẩn bị thắp hương. Rắc ít mè đã rang giúp cho bát chè tăng phần thơm ngon nha.

Vì vậy hãy bỏ túi cách nấu chè cúng rằm tháng 7 được chia sẻ trong bài viết này để biết cách làm sao cho phù hợp nhất bạn nhé.