Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Viêm gan siêu vi C có nguy hiểm

Tỉ lệ nhiễm ngày càng tăng
Với người châu Á, những ca nhiễm viêm gan siêu vi C lúc mới lọt lòng mẹ thường bị xơ gan khi đến tuổi trung niên. Sau khi bị xơ gan do HCV, tỉ lệ đưa đến ung thư gan là 1,4% - 3,3% và tử vong là 2,6% - 4%/năm.
Sau khi bị nhiễm HCV, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 26 tuần. Giai đoạn đầu gọi là nhiễm bệnh cấp tính, có thể chấm dứt sau 2 đến 12 tuần. Tuy nhiên, có đến 80% số người mới bị nhiễm bệnh không loại trừ được hết siêu vi nên trở thành HCV mãn tính. Thời gian 20 đến 40 năm sau có từ 10% đến 20% bệnh nhân bị xơ gan và 1% đến 4% bệnh nhân bị ung thư gan/năm.
Theo bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy, Trưởng Khoa Gan Trung tâm Y khoa Medic TPHCM, một trong những người đi sâu tìm hiểu về thực trạng căn bệnh này, HCV mặc dù ít phổ biến hơn HBV (viêm gan siêu vi B) nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng hơn. 60% số người bị nhiễm HCV cấp tính không biểu hiện triệu chứng nào, số còn lại có những triệu chứng không đặc trưng, giống như triệu chứng của cảm mạo thông thường.
Vì thế, hầu hết người bệnh chỉ phát hiện mình bị nhiễm HCV khi đã có những biến chứng trầm trọng và việc điều trị trở nên hết sức khó khăn. Đồng thời vì không nhận biết, bệnh đã âm thầm tiến triển trong cơ thể một thời gian dài nên thiếu đề phòng, càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho nhiều người khác.
Xơ gan sớm hơn nếu uống rượu nhiều
Theo bác sĩ Thủy, chỉ khoảng 25% bệnh nhân HCV có men gan bình thường, chậm tiến triển sang HCV mãn tính và gan ít bị hư hại, được gọi là “người mang viem gan sieu vi C mãn không triệu chứng”. Số bệnh nhân còn lại chuyển thành HCV mãn tính và sau 10 – 20 năm, ít nhất 20% trong số họ sẽ bị xơ gan. Xơ gan sẽ sớm hơn nếu bệnh nhân uống rượu nhiều hoặc gan bị hư hại thêm do thuốc hoặc nhiễm thêm các siêu vi viêm gan khác như siêu vi B, D hay HIV và nguy cơ ung thư gan đến sớm hơn.
Số bệnh nhân còn lại có HCV mãn tính tiến triển chậm, men gan có lúc tăng, lúc giảm về bình thường. Do vậy, bệnh nhân thường chủ quan không chịu theo dõi bệnh thường xuyên. Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ nhiễm HCV mãn tính càng tăng nếu thời gian nhiễm càng lâu, nếu nhiễm hơn 60 năm thì tỉ lệ xơ gan là 71%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét