Bệnh viêm gan mạn thường là hậu quả của viêm gan cấp, tuy nhiên ở nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm và chỉ thể hiện ở giai đoạn mạn tính mà thôi.
Tiến triển của viêm gan mạn có thể khỏi nhưng những trường hợp nặng thường dẫn tới xơ gan và ung thư tế bào gan ( đặc biệt là viêm gan mạn hoạt động do các virut viêm gan B, C ).
Nguyên nhân gây ra viêm gan mạn
Có nhiều nhưng 3 loại chính được công nhận là :
- Bệnh gan mạn do virut,
- Viêm gan mạn do thuốc
- Viêm gan mạn do tự miễn.
Có viêm gan mạn không rõ nguyên nhân
Dấu hiệu lâm sàng và một số thuốc điều trị
1. Viêm gan mạn do thuốc và nhiễm độc
Là những tổn thương viêm gan do nhiễm độc hoặc do dị ứng, hoặc kết hợp cả hai bởi các thuốc, các độc tố trong tự nhiên và công nghiệp ( hoá chất ). tổn thương gan do thuốc và chất độc có thể từ nhẹ đến nặng và thậm chí là hoại tử gan lan tràn. Thuốc và chất độc có thể gây ra viêm gan ( VG ) cấp, viêm gan mạn ( VGM ), xơ gan và ung thư tế bào gan.
Nguyên tắc điều trị viêm gan:
+ Ngừng thuốc hoặc cách ly với chất độc,
+ Tăng thải trừ chất độc khỏi cơ thể: truyền glucose thải độc, dùng thảo dược lợi liệu như : mã đề, râu ngô, vọng cách…
+ Bảo vệ tế bào gan: các thảo dược đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gan :Diệp hạ châu đắng hay là cây chó đẻ răng cưa ( tên khoa học : Phyllantus amarus schum ), cây cà gai leo ( Solanum hainanese ).
Bệnh sẽ tự khỏi khi chất độc được thải trừ hết.
2. Viêm gan mạn do virut
Hầu như chỉ có virut viêm gan siêu vi B, C và D mới gây viêm gan mạn
* Viêm gan mạn B
Khả năng xuất hiện viêm gạn mạn B sau khi nhiễm virut viêm gan B thay đổi theo lứa tuổi. Trẻ nhiễm virut viêm gan B sau đẻ thường không có biểu hiện triệu chứng nhưng 90% sẽ trở thành người mang virut mạn tính. Trẻ lớn và những người lớn khi nhiễm virut viêm gan B lại thường có biểu hiện lâm sàng rõ rệt của viêm gan cấp nhưng nguy cơ thành mạn chỉ khoảng 1%. Tuy vậy, viêm gan mạn B có thể xuất hiện ở bệnh nhân chứa có viêm gan B cấp.
- Mức độ của viêm gan mạn B : rât khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đánh giá mức độ của viêm gan mạn B ta căn cứ vào mô bệnh học, nhưng quan trọng hơn là dựa vào mức độ nhân lên của virut viem gan sieu vi B ( HBV ). Trong giai đoạn nhân lên mạnh của HBV các men HBeAg + , HBV – DNA +, HBcAg+ tăng mạnh
trong tế bào gan thì mức độ bệnh nặng hơn. Ngược lại trong giai đoạn không nhân lên của HBV ( HBeAg - , anti – HBe + , HBcAg – trong tế bào gan ) thì viêm gan mạn B nhẹ hoặc chỉ là mang HBV không triệu chứng.
- Tiến triển : nhiễm HBV mạn, đặc biệt là mắc từ khi sinh sẽ tăng nguy cơ dẫn đến ung thư tế bào gan. Viêm gan mạn B hoạt động thì nhiều khả năng tiến triển đến xơ gan và ung thư tế bào gan.
* Viêm gan mạn D ( viêm gan mạn do virut Delta )
Kể cả đồng nhiễm virut viêm gan D ( HDV ) với virut viêm gan B ( HBV ) hoặc bội nhiễm HDV trên bệnh nhân HBV đều có thể dẫn tới viêm gan mạn. Nhưng khi đồng nhiễm thường làm nặng thêm viêm gan cấp và dễ thành viêm gan ác tính, bội nhiễm HDV trên ngươì mang HBsAg mạn tính làm tăng khả năng tiến triển thành viêm gan mạn.
- Biểu hiện lâm sàng của viêm gan mạn D hay viêm gan mạn B không phân biệt được hay nói khác đi là viêm gan mạn D cũng có biểu hiện lâm sàng như viêm gan mạn B.
- Đặc điểm huyết thanh học của viêm gan mạn D là có sự hiện diện của kháng thể anti – LKM ( Liver Kidney Microsomes – kháng thể kháng Microsome của gan, thận ) lưu hành trong máu. Ở bệnh nhân viêm gan mạn D có anti – LKM-3, khác với anti – LKM-1 có ở bệnh nhân viêm gan mạn tự miễn và viêm gan mạn C.
* Viêm gan siêu vi C mạn
Là viêm gan mạn tiến triển thầm lặng, nhiều trường hợp không hề có triệu chứng và ngay cả men Transaminase cũng bình thường. Chẩn đoán những trường hợp này chủ yếu dựa vào sinh thiết gan.
- Biểu hiện lâm sàng : viêm gan mạn C cũng giống như viêm gan mạn B nhưng nói chung triệu chứng mờ nhạt hơn, hiếm gặp vàng da, tổn thương ngoài gan ít hơn, men Transaminase dao động và thấp hơn. Triệu chứng thường thấy là mệt mỏi, xét nghiệm huyết thanh học một số trường hợp có thể thấy sự có mặt của kháng thể anti – LKM-1 như ở bệnh nhân viêm gan tự miễn Typ 2.
- Về tiến triển : Có 50 – 70% số ca viêm gan mạn C tiến triển sau viêm gan C cấp, tiến triển tới xơ gan sau 10 năm là 20%. Khoảng 50% bệnh nhân viêm gan mạn C sẽ thành xơ gan kể cả những bệnh nhân viêm gan mạn C không có triệu chứng và không có men Transminase tăng. Nhưng đáng chú ý là những bệnh nhân nhiễm HCV – RNA với nồng độ cao và thời gian nhiễm lâu. Viêm gan mạn C tiến triển tới xơ gan và ung thư tế bào gan nhưng thường là rất chậm sau vài năm.
Nguyên tắc điều trị :
Thuốc điều trị chủ yếu là đối với viêm gan mạn thể tấn công
Những nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị VGM là :
- Thuốc tác động tới tình trạng miễn dịch
+ Thuốc ức chế miễn dịch : corticoid
+ Thuốc điều biến miễn dịch : levamisol
+ Thuốc kích thích miễn dịch : Thymogen, Thymodulin ( Thymocom ).
- Thuốc kháng virut : Lamivudin, Ribavirin.
- Interferon alpha ( IFN a)
- Thuốc có nguồn gốc thực vật ( thảo dược )
+ Phyllantus ( Phyllantin...), được chiết xuất từ cây Diệp hạ châu đắng hay là cây chó đẻ răng cưa ( tên khoa học : Phyllantus amarus schum ).
+ Haima : được chiết xuất từ cây cà gai leo ( Solanum hainanese ).
Tiến triển của viêm gan mạn có thể khỏi nhưng những trường hợp nặng thường dẫn tới xơ gan và ung thư tế bào gan ( đặc biệt là viêm gan mạn hoạt động do các virut viêm gan B, C ).
Nguyên nhân gây ra viêm gan mạn
Có nhiều nhưng 3 loại chính được công nhận là :
- Bệnh gan mạn do virut,
- Viêm gan mạn do thuốc
- Viêm gan mạn do tự miễn.
Có viêm gan mạn không rõ nguyên nhân
Dấu hiệu lâm sàng và một số thuốc điều trị
1. Viêm gan mạn do thuốc và nhiễm độc
Là những tổn thương viêm gan do nhiễm độc hoặc do dị ứng, hoặc kết hợp cả hai bởi các thuốc, các độc tố trong tự nhiên và công nghiệp ( hoá chất ). tổn thương gan do thuốc và chất độc có thể từ nhẹ đến nặng và thậm chí là hoại tử gan lan tràn. Thuốc và chất độc có thể gây ra viêm gan ( VG ) cấp, viêm gan mạn ( VGM ), xơ gan và ung thư tế bào gan.
Nguyên tắc điều trị viêm gan:
+ Ngừng thuốc hoặc cách ly với chất độc,
+ Tăng thải trừ chất độc khỏi cơ thể: truyền glucose thải độc, dùng thảo dược lợi liệu như : mã đề, râu ngô, vọng cách…
+ Bảo vệ tế bào gan: các thảo dược đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gan :Diệp hạ châu đắng hay là cây chó đẻ răng cưa ( tên khoa học : Phyllantus amarus schum ), cây cà gai leo ( Solanum hainanese ).
Bệnh sẽ tự khỏi khi chất độc được thải trừ hết.
2. Viêm gan mạn do virut
Hầu như chỉ có virut viêm gan siêu vi B, C và D mới gây viêm gan mạn
* Viêm gan mạn B
Khả năng xuất hiện viêm gạn mạn B sau khi nhiễm virut viêm gan B thay đổi theo lứa tuổi. Trẻ nhiễm virut viêm gan B sau đẻ thường không có biểu hiện triệu chứng nhưng 90% sẽ trở thành người mang virut mạn tính. Trẻ lớn và những người lớn khi nhiễm virut viêm gan B lại thường có biểu hiện lâm sàng rõ rệt của viêm gan cấp nhưng nguy cơ thành mạn chỉ khoảng 1%. Tuy vậy, viêm gan mạn B có thể xuất hiện ở bệnh nhân chứa có viêm gan B cấp.
- Mức độ của viêm gan mạn B : rât khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đánh giá mức độ của viêm gan mạn B ta căn cứ vào mô bệnh học, nhưng quan trọng hơn là dựa vào mức độ nhân lên của virut viem gan sieu vi B ( HBV ). Trong giai đoạn nhân lên mạnh của HBV các men HBeAg + , HBV – DNA +, HBcAg+ tăng mạnh
trong tế bào gan thì mức độ bệnh nặng hơn. Ngược lại trong giai đoạn không nhân lên của HBV ( HBeAg - , anti – HBe + , HBcAg – trong tế bào gan ) thì viêm gan mạn B nhẹ hoặc chỉ là mang HBV không triệu chứng.
- Tiến triển : nhiễm HBV mạn, đặc biệt là mắc từ khi sinh sẽ tăng nguy cơ dẫn đến ung thư tế bào gan. Viêm gan mạn B hoạt động thì nhiều khả năng tiến triển đến xơ gan và ung thư tế bào gan.
* Viêm gan mạn D ( viêm gan mạn do virut Delta )
Kể cả đồng nhiễm virut viêm gan D ( HDV ) với virut viêm gan B ( HBV ) hoặc bội nhiễm HDV trên bệnh nhân HBV đều có thể dẫn tới viêm gan mạn. Nhưng khi đồng nhiễm thường làm nặng thêm viêm gan cấp và dễ thành viêm gan ác tính, bội nhiễm HDV trên ngươì mang HBsAg mạn tính làm tăng khả năng tiến triển thành viêm gan mạn.
- Biểu hiện lâm sàng của viêm gan mạn D hay viêm gan mạn B không phân biệt được hay nói khác đi là viêm gan mạn D cũng có biểu hiện lâm sàng như viêm gan mạn B.
- Đặc điểm huyết thanh học của viêm gan mạn D là có sự hiện diện của kháng thể anti – LKM ( Liver Kidney Microsomes – kháng thể kháng Microsome của gan, thận ) lưu hành trong máu. Ở bệnh nhân viêm gan mạn D có anti – LKM-3, khác với anti – LKM-1 có ở bệnh nhân viêm gan mạn tự miễn và viêm gan mạn C.
* Viêm gan siêu vi C mạn
Là viêm gan mạn tiến triển thầm lặng, nhiều trường hợp không hề có triệu chứng và ngay cả men Transaminase cũng bình thường. Chẩn đoán những trường hợp này chủ yếu dựa vào sinh thiết gan.
- Biểu hiện lâm sàng : viêm gan mạn C cũng giống như viêm gan mạn B nhưng nói chung triệu chứng mờ nhạt hơn, hiếm gặp vàng da, tổn thương ngoài gan ít hơn, men Transaminase dao động và thấp hơn. Triệu chứng thường thấy là mệt mỏi, xét nghiệm huyết thanh học một số trường hợp có thể thấy sự có mặt của kháng thể anti – LKM-1 như ở bệnh nhân viêm gan tự miễn Typ 2.
- Về tiến triển : Có 50 – 70% số ca viêm gan mạn C tiến triển sau viêm gan C cấp, tiến triển tới xơ gan sau 10 năm là 20%. Khoảng 50% bệnh nhân viêm gan mạn C sẽ thành xơ gan kể cả những bệnh nhân viêm gan mạn C không có triệu chứng và không có men Transminase tăng. Nhưng đáng chú ý là những bệnh nhân nhiễm HCV – RNA với nồng độ cao và thời gian nhiễm lâu. Viêm gan mạn C tiến triển tới xơ gan và ung thư tế bào gan nhưng thường là rất chậm sau vài năm.
Nguyên tắc điều trị :
Thuốc điều trị chủ yếu là đối với viêm gan mạn thể tấn công
Những nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị VGM là :
- Thuốc tác động tới tình trạng miễn dịch
+ Thuốc ức chế miễn dịch : corticoid
+ Thuốc điều biến miễn dịch : levamisol
+ Thuốc kích thích miễn dịch : Thymogen, Thymodulin ( Thymocom ).
- Thuốc kháng virut : Lamivudin, Ribavirin.
- Interferon alpha ( IFN a)
- Thuốc có nguồn gốc thực vật ( thảo dược )
+ Phyllantus ( Phyllantin...), được chiết xuất từ cây Diệp hạ châu đắng hay là cây chó đẻ răng cưa ( tên khoa học : Phyllantus amarus schum ).
+ Haima : được chiết xuất từ cây cà gai leo ( Solanum hainanese ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét