Răng sứ có độ chịu lực cao, rất cứng chắc, có thể đảm trách được chức năng ăn nhai. Đó là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, liệu chức năng này có phải luôn hoàn hảo hay không? Cụ thể việc làm răng sứ có ảnh hưởng gì đến khả năng ăn nhai? Thông tin sẽ được làm rõ như sau:
>> làm răng khểnh bao nhiêu tiền
>> trồng răng hàm
1. Về độ cứng chắc
Độ chịu lực của răng sứ dao động trong khoảng trên 400Mpa đến hơn 1.000Mpa. Với độ chịu lực này răng sứ được cho là có độ cứng chắc hơn cả răng thật. Nhờ vậy, răng có thể ăn nhai với nhịp nhai giống như răng thật và nhai được nhiều loại thức ăn khác nhau. Bọc răng sứ có độ bền lên đến hàng chục năm, thậm chí 20 năm nếu bạn biết cách giữ gìn và chăm sóc răng miệng tốt
2. Về độ đàn hồi
Răng thật sở dĩ rất bền chắc và tồn tại lâu là bởi nó không chỉ có độ chịu lực lớn mà còn có tính đàn hồi. Nhờ có khả năng đàn hồi của thân răng mà răng có thể thích ứng được với hầu hết các thể khác nhau của thực phẩm từ mềm dẻo đến cứng chắc như xương. Đây là sự linh hoạt của đặc tính cấu tạo thân răng làm cho răng không dễ bị thương tổn trong ăn nhai, đặc biệt là đối với các loại răng sứ toàn sứ.
Điều này hoàn toàn không có ở các dòng răng sứ thông thường. Một số dòng răng sứ không kim loại được cho là có được đặc tính này nhưng mức độ đàn hồi không thể linh động được như răng thật. Đó cũng là lý do giải thích tại sao mà răng sứ tuy có độ chịu lực vượt xa so với răng thật nhưng vẫn dễ bị gãy vỡ hơn răng thật.
3. Lực nhai của răng sứ
Vì không có các yếu tố cảm giác ở thân răng nên răng sứ gặp nhiều khó khăn hơn trong kiểm soát sự vận động của răng trong quá trình ăn nhai. Lực nhai vì thế cũng bị ảnh hưởng, đôi khi bạn sẽ đặt trọng lực không chính xác vào răng sứ vì răng sứ không thể kiểm soát được toàn diện tính chất của thức ăn để truyền tín hiệu lên cho bộ não. Điều này được đảm nhận bởi tủy răng ở răng thật. Tuy nhiên, về cơ bản răng sứ cũng giúp bạn có thể duy trì khả năng ăn nhai tốt với nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng bạn chú ý nhai đều cả hai bên để đảm bảo trọng lực dồn xuống các răng là như nhau, giúp cho răng bền chắc hơn mà không bị nứt vỡ.
4. Khả năng “cảm nhận” thức ăn
Về khả năng “cảm nhận” thức ăn, răng sứ hoàn toàn bất lợi vì không có tủy răng và ống ngà trong mô răng nên không thể phân tích các tính chất của thức ăn. Cho nên có thể nói, răng sứ không thể bằng răng thật trong chức năng cảm nhận thực phẩm nên bạn cũng sẽ thấy kém ngon miệng hơn khi hàm răng có nhiều răng sứ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét