Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

Phòng tránh những bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nóng chuyển sang lệch, chênh lệch độ ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, sốt virus gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy các bậc phụ huynh cần làm gì để phòng bệnh cho trẻ mỗi khi thời tiết giao mùa. Cùng chúng tôi tham khảo những thông tin dưới đây để phòng bệnh đúng cách cho trẻ nhé! 

Những bệnh thường gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh bệnh 

- Cảm cúm 
Do hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu nên vào thời điểm giao mùa nếu trẻ không được chăm sóc tốt sẽ rất dễ bị cảm cúm. Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. 


Để phòng ngừa, hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống niều nước tập luyện thể dục liền thường xuyên để tăng sức đề kháng, ngay rửa tay để loại trừ mầm bệnh lây lan, nơi ở phải thoáng mát, sạch sẽ để tránh vi khuẩn, virus trú ngụ. 
Bên cạnh đó cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh. Có thể kiểm tra bằng cách sờ chân tay bé nếu ấm là bé đã đủ ấm, còn nếu lạnh là bé đã bị lạnh. 
- Sốt phát ban 
Sốt phát ban thường gây ra bởi vi rút sởi hoặc vi rút Rubella. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh là mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng, có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi. 
Phòng tránh: Cần cho trẻ tiêm phòng Sởi và Rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. 
- Viêm amidan 
Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại vi rút dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ và phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của trẻ, nhất là hệ hô hấp làm cho trẻ bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm amidan. 


Phòng tránh bệnh viêm amidan cho trẻ bằng cách Tập cho trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày. Với trẻ lớn nên xúc họng bặng nước muối sinh lý. Không nên cho trẻ ăn uống các loại thức ăn nguội lạnh, nhất là uống nước lạnh. Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ. Nên cho trẻ ăn trái cây để có đủ khoáng chất cần thiết tạo kháng thể chống các tác nhân gây nhiễm trùng. 
Xem thêm các bài viết về bệnh viêm amidan tại https://khoataimuihong.webflow.io/
- Sốt xuất huyết 
Đây là bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm. Trẻ sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da, ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu... Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. 
Phòng tránh: 
- Mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt. Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ. 
- Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng/bọ gậy. 
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ vỡ, vỏ xe...). Thay nước bình hoa mỗi ngày. 
- Đổ dầu hôi hoặc nhiều muối vào bát nước chống kiến, chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi. 
Trên đây là một số những bệnh thường gặp ở trẻ khi vào thời điểm giao mùa và cách phòng tránh bệnh, các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét