Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Bệnh gan nhiễm mỡ do thuốc


Một số thuốc chủ yếu gây nên bệnh gan nhiem mo

Nhóm glucocorticoid (prednisolon, dexamethason..): tác động này phần lớn xuất hiện ở trẻ em, nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ có thể là do tăng giải phóng acid béo từ các mô mỡ, tác dụng này có thể hồi phục nếu ngưng sử dụng thuốc.
Amiodarone: là một thuốc chữa loạn nhịp, việc dùng thuốc này thường gây ra tăng men gan, dùng thuốc kéo dài có thể gây ra gan nhiễm mỡ giọt lớn và những biến đổi bệnh lý gần giống như viêm gan do rượu. Khi có dấu hiệu tổn thương gan tốt nhất nên dừng thuốc.
Acid valproic: là một thuốc chống co giật, ít khi gây ra gan nhiễm mỡ dạng giọt nhỏ, thường là kết hợp với hoại tử gan đặc biệt là ở trẻ em. Những bất thường ở gan thường xảy ra từ vài tháng sau khi sử dụng thuốc.
Ngoài ra còn rất nhiều thuốc khác có thể gây nhiễm mỡ ở gan như methotrexat (thuốc ức chế miễn dịch dùng trong điều trị ung thư), estrogen (thường dùng trong ngừa thai), perhexilin (thuốc trị cơn đau thắt ngực), và tất cả các thuốc gây độc cho tế bào gan như thuốc kháng virut, thuốc chống lao, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng giáp tổng hợp…

Mọi loại thuốc vào cơ thể đều được chuyển hóa ở gan. Do đó, các bạn không nên tự ý mua thuốc chữa bệnh không kê theo đơn của bác sỹ để tránh tác dụng không tốt của thuốc đến chức năng gan, gây nên các bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe.

Xem thêm: cach chua benh nong gan| cách điều trị bệnh viêm gan B| cách điều trị viêm gan B| dấu hiệu của bệnh viêm gan B| dieu tri gan nhiem mo

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Đẩy lùi tình trạng gan nhiễm mỡ bằng những cách đơn giản


Gan nhiễm mỡ có thể thấy ở bất kỳ những ai có lối sống thiếu vận động và ăn uống bất hợp lý, quá thừa năng lượng. Hãy tự bảo vệ mình khỏi tình trạng này ngay từ bây giờ nhé.

1. Cố gắng viết nhật ký ăn uống

Nhật ký chế độ ăn uống bao gồm các nội dung như thời gian ăn, chủng loại, số lượng và phương pháp nấu nướng. Nhật ký ăn uống không chỉ là một sự thôi thúc đối với người bệnh, cũng là cách tốt để bác sỹ hiểu được tình trạng ăn uống của người bệnh, nhằm điều chỉnh phương pháp điều trị bằng chế độ ăn uống.

2. Tập trung kiểm soát bữa tối

Từ bỏ những thói quen xấu như ăn đêm, ăn vặt và ăn đồ ngọt, nên ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, đúng giờ. Không nên ăn bữa tối quá muộn và nên ăn ít trước khi đi ngủ. Trong bữa ăn cần cân đối rau quả và các chất đạm như các loại thịt, mà nên tăng cường ăn cá tôm, cua, đậu.

3. Hạn chế chất béo, đường và muối

Việc ăn những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường, nhiều muối trong thời gian dài như uống nước chứa đường, ăn đồ chiên rán, đồ bảo quản là hung thủ gây ra gan nhiem mo. Đối với những người bệnh gan nhiễm mỡ, cố gắng giảm thiểu hoặc tránh nạp các thực phẩm nói trên là điều cần phải làm.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Hiểu về bệnh viêm gan


Hiểu về bệnh viêm gan

Gan là cơ quan phải đối đầu với rất nhiều mối nguy hiểm đe doạ dẫn đến thương tổn và bệnh tật. Các độc tố một khi xâm nhập cơ thể nhất thiết phải đi qua gan, vì như chúng ta đã biết, gan là tiền đồn kiểm soát trước khi cho phép các chất hoà tan trong máu được đưa vào sử dụng. Hơn thế nữa, gan còn là một trong những cơ quan có khối lượng công việc nặng nề nhất trong cơ thể, nên bất cứ một sự suy yếu nào của gan đều tất yếu dẫn theo nhiều sự suy sụp khác.

Thật may mắn thay là trong hầu hết các trường hợp gan đều có khả năng tự bảo vệ lấy mình. Đó là nhờ vào những đặc tính mà dường như trong cơ thể không có cơ quan nào khác có được. Gan có khả năng tái tạo các tế bào của mình sau khi chúng bị huỷ hoại đi vì một lý do nào đó. Gan cũng có thể chữa lành những tế bào thương tổn nếu chúng chưa đến mức bị huỷ hoại hoàn toàn. Gan còn có thể thay thế, loại bỏ những tế bào nào không còn giữ được khả năng hoạt động bình thường. Nói chung, những hoạt động tự tổ chức, củng cố lực lượng của chính mình như thế này được gan thực hiện một cách hoàn toàn tự động mà không cần có bất kỳ sự can thiệp nào khác từ bên ngoài.

Một điều kỳ diệu khác nữa là nguyên tắc hoạt động của gan thể hiện một sự “đoàn kết nhất trí” khiến cho cơ quan này rất khó lòng bị hạ gục trước những thương tổn. Mặc dù gan được hình thành từ rất nhiều đơn vị cấu trúc nhỏ như đã nói ở một phần trên, nhưng tất cả những đơn vị cấu trúc này đều “nhất trí” cùng hoạt động giống hệt như nhau! Điều này có nghĩa là, khi một phần nào đó của gan bị tấn công, thương tổn hoặc suy yếu, nhiệm vụ chung vẫn không bị ảnh hưởng. Gan giải quyết trường hợp này bằng cách thúc đẩy các phần “khoẻ mạnh” còn lại tăng cường sức làm việc và “làm thay” cho các “thương binh”. Tình trạng này có thể là tạm thời hoặc lâu dài, tuỳ theo những thương tổn mà gan mắc phải.

Tuy nhiên, cho dù có “tài ba” đến đâu thì cũng có những nguyên nhân “quá sức chịu đựng” có thể làm cho gan phải quỵ ngã.

Nhưng gan vốn là một cơ quan rất ... gan lì, nên khi có thương tổn gan vẫn âm thầm chịu đựng và chống trả mà không hề lên tiếng than van hay cầu cứu. Nói chính xác hơn, các tế bào gan là những “cảm tử quân” thà chết không lùi, nên chúng không được bố trí các đường dây thần kinh liên lạc để “cầu cứu” với hệ thần kinh trung ương khi bị nguy hiểm! Vì không có dây thần kinh cảm giác trong gan, nên chúng ta không thể chia sẻ hay biết được những nỗi đau đớn mà gan đang gánh chịu. Rất nhiều trường hợp viêm gan đến ... gần chết mà người bệnh vẫn thản nhiên không hề hay biết!

Một trong những triệu chứng tiêu biểu bộc lộ sự nguy hiểm của gan là dấu hiệu vàng da và vàng mắt, hoang dan. Triệu chứng này xuất hiện là do gan đã suy yếu nên không còn khả năng chế biến chất bilirubin, một sắc tố có màu nâu ngã vàng trong mật. Nhưng tiếc thay đây cũng là triệu chứng của khá nhiều bệnh khác. Vì vậy, nếu quan tâm đến sự an toàn của gan thì biện pháp duy nhất hiện nay vẫn phải là nhờ đến các xét nghiệm y khoa để xác định xem gan có khoẻ mạnh hay không.

Mặc dù hoạt động một cách kiên cường và tự mình đối phó với mọi nguy hiểm, nhưng gan lại là cơ quan chia sẻ rất nhiều nguy cơ với các cơ quan khác trong toàn cơ thể. Nhiễm trùng cơ thể ở bất cứ bộ phận nào cũng đều có khả năng gây tổn hại đến gan. Ung thư từ dạ dày hay ruột non cũng sẽ lan đến gan. Bệnh tiểu đường nếu không điều trị kịp thời cũng sẽ gây tổn thương cho gan. Nhiễm ký sinh trùng cũng đe doạ đến gan. Thậm chí việc dùng thuốc điều trị các bệnh khác cũng có nguy cơ gây hại cho gan, nhất là khi dùng quá liều hoặc kê toa không hợp lý, hoặc dùng thuốc bào chế kém chất lượng. Mỉa mai thay, mặc dù gan là một “tiền đồn chống độc” của cơ thể, nhưng một số độc tố lại có thể gây hại cho chính bản thân gan khi xâm nhập vào cơ thể, nhất là một số nấm độc.

Viêm gan siêu vi có thể xem là thương tổn thường gặp nhất của gan. Viêm gan có thể gây ra do một số các hoá chất, do các bệnh tự miễn (autoimmune), hoặc do nhiễm trùng.

Bệnh gan chiếm tỷ lệ cao nhất ở các nước phát triển là viêm gan gây ra do rượu. Nồng độ rượu quá cao trong máu sẽ làm cho các mô mỡ tích tụ trong gan, rất có thể dẫn đến viêm gan mạn tính, gây ra các vết sẹo nơi gan và huỷ hoại các tế bào. Qua nhiều năm, bệnh có thể tiến triển thành chai gan, làm giảm thấp lượng máu đi qua gan so với thông thường. Trong trường hợp này, độc tố trong máu nếu có sẽ không được loại bỏ hết, áp huyết cũng gia tăng nơi tĩnh mạch cửa của gan, và hầu hết các “sản phẩm” quan trọng do gan tạo ra đều bị thiếu hụt. Khả năng điều hoà các yếu tố trong máu cũng không được duy trì.

Chai gan là một tiến trình không thể đảo ngược. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, nếu ngưng uống rượu thì hoạt động của gan vẫn có thể được hồi phục đáng kể. Ngoài ra, các biện pháp can thiệp bằng thuốc men hoặc phẫu thuật cũng được cần đến. Với các bệnh nhân quá nghiêm trọng, khả năng ghép gan có thể được xem xét.

Ghép gan là một tiến trình rất phức tạp có tỷ lệ thành công rất thấp. Chỉ đến gần đây, với nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, tỷ lệ này mới được nâng lên đến khoảng từ 60 đến 80%, với hơn một nửa số bệnh nhân đến nay đã sống được trên 5 năm sau khi ghép. Hầu hết các bệnh nhân thành công này đều có tiên liệu tốt về một cuộc sống khoẻ mạnh, bình thường như trước.

Tuy nhiên, xét trên toàn thế giới thì các chứng viêm gan thường gặp nhất và cũng nguy hiểm nhất là viêm gan gây ra do các loại siêu vi (virus), cũng là đối tượng mà chúng ta sẽ tiếp tục tục tìm hiểu trong những chương sách tiếp sau đây.

Xem thêm: gan nhiễm mỡ| benh viem gan A| gan nhiem mo| chua benh ung thu| benh gan B

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Bệnh gan B và tình dục


Nhiều người đã biết bệnh viêm gan do virut có thể lây truyền qua thức ăn ô nhiễm hay dùng chung bơm kim tiêm. Nhưng loại bệnh phá hoại gan này còn có thể lây truyền qua đường tình dục. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về vấn đề này từ đó có cách phòng tránh bệnh tốt hơn cho bản thân và cộng đồng.

Có bao nhiêu loại viêm gan virut? 3 loại viêm gan chính là benh viem gan A, viêm gan B và viêm gan C.
Có phải mọi thể viêm gan virut đều có thể lây truyền qua đường tình dục?

Cả 3 thể viêm gan virut A, B và C đều có thể lây truyền qua đường tình dục nhưng viêm gan C ít gặp hơn.

Viêm gan A lây truyền qua tiêu hóa, có thể do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp giữa miệng với hậu môn, hoặc ngón tay hay đồ vật đụng chạm với hậu môn của người đã nhiễm bệnh. Chỉ cần như vậy cũng đủ để lây bệnh.

Benh gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch khác của cơ thể. Loại viêm gan này dễ lây truyền hơn HIV (virut gây bệnh AIDS) từ 50 – 100 lần và nhất là qua con đường quan hệ tình dục.

Viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu của người đã mắc bệnh (máu ở các vết lở loét đường sinh dục, vết cắt hay máu khi hành kinh).

Dịch tễ học của viêm gan virut? Viêm gan virut hay gặp hơn ở những nước thường có dịch viêm gan như châu Á, châu Phi cận Sahara và Trung Đông. Nhiễm virut gây viêm gan cũng hay gặp hơn ở những người đang hay đã sử dụng ma túy dạng tiêm chích hay hít. Những người có hình xăm trên thân thể hay mang những đồ trang trí xuyên qua da (qua rốn, lưỡi…) cũng dễ bị nhiễm virut hơn vì đôi khi dụng cụ để làm có nhiễm virut gây viêm gan. Lẽ tất nhiên, không phải những người thuộc nhóm có nguy cơ nêu trên đều nhiễm virut và không phải những người không thuộc nhóm có nguy cơ thì không bị nhiễm.

Làm thế nào biết bạn tình không bị nhiễm virut viêm gan từ khi chưa có quan hệ tình dục? Không có triệu chứng hay dấu hiệu chắc chắn nào chứng tỏ người nào đó đã bị viêm gan virut. Một số người đã nhiễm virut gây viêm gan nhưng trông vẻ ngoài vẫn hoàn toàn khỏe mạnh kể cả khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Đôi bạn tình cần được thầy thuốc nói chuyện cởi mở về nguy cơ của bệnh gan và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu nhận thấy ai đó bị vàng da hay vàng mắt thì đó là dấu hiệu cảnh báo. Các triệu chứng khác của viêm gan bao gồm sốt, mỏi mệt, không còn thèm ăn, buồn nôn, nôn, đau khớp hay đau bụng và phân có màu đất sét. Có những tets máu giúp xác định thể viêm gan có khả năng lây truyền qua đường tình dục.

Có những hành vi tình dục nào dễ làm lây truyền viêm gan do virut?

Bất cứ hành vi tình dục nào có thể gây ra trầy xước hay tổn thương đều rất có nguy cơ. Quan hệ tình dục theo đường hậu môn có nhiều nguy cơ hơn theo đường âm đạo. Cả 2 kiểu quan hệ tình dục này đều có nguy cơ cao hơn quan hệ tình dục bằng miệng. Tiếp xúc giữa miệng và hậu môn cũng là hành vi nguy cơ. Để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virut, mọi người có quan hệ tình dục mà không phải là mối quan hệ một vợ một chồng đều cần thận trọng, cần dùng bao cao su và tiêm chủng phòng ngừa viêm gan A và B. Hiện chưa có vắc-xin phòng viêm gan siêu vi C.

Có thể bị viêm gan do hôn nhau không? Người ta cho rằng nguy cơ bị viêm gan do hôn người đã bị nhiễm virut là rất ít – mặc dù nụ hôn sâu có thể trao đổi một lượng lớn nước bọt thì có thể dẫn đến nhiễm virut nếu như miệng của người nhiễm virut có vết xước hay tổn thương.

Sử dụng dụng cụ tình dục như máy rung có thể lây bệnh viêm gan virut không? Có thể vì viêm gan virut B có thể sống sót ngoài cơ thể tới 1 tuần hoặc hơn. Vì vậy, trước khi dùng, cần nhúng máy rung vào nước sôi để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Hiệu quả của bao cao su trong phòng viêm gan virut như thế nào? Bao cao su latex được tin tưởng là có hiệu quả phòng bệnh đến 99%. Trừ phi đôi bạn tình sống chung thủy, một vợ một chồng và không ai bị viêm gan, ngoài ra tốt nhất vẫn nên dùng bao cao su trong quan hệ tình dục. Một số chuyên gia khuyên nên dùng loại bao cao su thường, vì loại bao có mùi thơm dễ rách hơn. Thuốc bôi trơn có dầu cũng không nên dùng vì có thể làm hỏng bao làm bằng latex.

Dinh dưỡng cho người bị bệnh viêm gan


Thông thường, khi cơ thể chúng ta đang khỏe mạnh, dù có ăn uống một cách “bừa bãi” cũng chỉ gây ra một vài hậu quả xấu không đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề dinh dưỡng trở nên vô cùng quan trọng khi gan đã bị viêm, không còn tốt như xưa. Vì thế, người bệnh viêm gan cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo thích hợp với thể trạng của mình.

Tuy nhiên, trước khi đi vào cụ thể các chế độ dinh dưỡng cho người viêm gan, chúng ta cần bàn qua một vài quan điểm về vấn đề dinh dưỡng nói chung.

Chuyện ăn uống từ xưa nay vốn là chuyện “sát sườn” trong cuộc sống hàng ngày, nên mỗi người trong chúng ta đều ít nhiều đã có một số hiểu biết nhất định về dinh dưỡng. Một phần trong những hiểu biết đó đôi khi học được qua truyền khẩu, qua sự trao đổi tiếp xúc trong đời sống. Có những điều có thể đúng, một số khác có thể hoàn toàn sai, nhưng đặc điểm chung của dạng kiến thức này là thường chỉ “nghe nói” và “làm theo” mà ít khi có được một sự chứng minh cụ thể, khoa học.

Những điều truyền miệng cho nhau đó thường là đã xuất phát từ xa xưa, thế hệ này truyền qua thế hệ khác, và không ai đặt vấn đề xác định lại tính đúng đắn của nó. Chúng được lan truyền trong cộng đồng chủ yếu qua những lời “khuyên bảo” rất chí tình dành cho nhau. Lâu ngày, chúng tích lũy nơi kiến thức của mỗi người và trở thành những điều rất “tự nhiên”, không cần xét lại.

Một vài lời khuyên đại loại như nên “ăn rau má” khi thấy trong người nóng nảy, có thể được xác định lại và thấy là hoàn toàn đúng đắn, vì nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn đã từng quan sát thấy. Những lời khuyên như thế là hữu ích và giúp chúng ta chọn lựa được những món ăn thích hợp.

Tuy nhiên, cũng có những điều ngược lại, không phù hợp với những hiểu biết về khoa học dinh dưỡng hiện nay của chúng ta. Những điều ấy nếu không xét kỹ mà tin theo, có thể gây hại cho cơ thể nhiều hơn là có lợi. Chẳng hạn kiểu lời khuyên như “ăn tim bổ tim, ăn gan bổ gan... ” mà ta rất thường nghe nhiều người nói. Đặc biệt là trong những trường hợp cơ thể đang có bệnh thì lại càng phải dè dặt hơn với những lời khuyên loại này.

Thức ăn thức uống hàng ngày, với một sự chọn lựa hợp lý và đúng mức, có thể góp phần hỗ trợ cho quá trình trị liệu của chúng ta. Ngược lại, chúng cũng có thể gây khó khăn không ít cho những tiến triển trong việc điều trị viêm gan.

Nói một cách khái quát nhất, để chọn lựa một chế độ dinh dưỡng thích hợp, chúng ta cần quan tâm đến cả hai mặt:

1. Về chất, cần phải cung ứng cho cơ thể đầy đủ những gì cần thiết để có thể tồn tại và phát triển tốt.

2. Về lượng, cần phải giữ mức vừa phải, đáp ứng đủ mức cần thiết của cơ thể là tốt. Ăn quá nhiều, dù là những thức ăn lành mạnh cũng không có lợi. Ngược lại, ăn quá ít tất nhiên sẽ không đủ để nuôi dưỡng cơ thể. Cần điều chỉnh mức ăn theo với thể trạng của từng người.

Nói chung, thực phẩm chứa đựng những dưỡng chất cơ bản như: chất đạm (protein), chất bột đường (carbon hydrate, sugar), chất mỡ (fat, cholesterol), sinh tố (vitamin), các nguyên tố vi lượng (trace element), chất xơ (fiber)... theo những tỷ lệ khác nhau.

Tùy theo tuổi tác, trọng lượng, nghề nghiệp cũng như sinh hoạt và giới tính, chúng ta cần mỗi ngày từ 30 đến 35 kilocalori (kcal) cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể.

Về chất đạm (protein) chúng ta cần từ 1 đến 1,5 gram cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể trong một ngày.

Nói một cách khác, nếu một người lớn nặng khoảng 70 kilogram, cần phải ăn từ 2.100 đến 2.450 kcal và từ 70 đến 90 gram chất đạm mỗi ngày.

Tuy mỗi gram chất mỡ (chất béo) chứa nhiều năng lượng hơn chất đường, chất bột hoặc chất đạm, nhưng chúng ta nên dùng chất mỡ (chất béo) càng ít càng tốt. Tổng số năng lượng trong ngày không nên nhiều hơn 30% dưới dạng mỡ.

Về tính đa dạng của thực phẩm và khả năng cung cấp năng lượng khác nhau của chúng, chúng ta có thể nhìn thấy qua một vài phân tích sau đây:

– Trong 90 gram thịt bò có 21 gram chất đạm; 15 gram chất mỡ; 6,4 gram mỡ bảo hòa (saturated fat), 77 mg cholesterol, cung cấp khoảng 240 calori.

– Trong 90 gram thịt gà có 20 gram chất đạm; 1 gram chất mỡ; 0,3 gram mỡ bảo hòa (saturated fat), 55 mg cholesterol, cung cấp khoảng 140 calori.

– Trong 90 gram thịt heo có 14 gram chất đạm; 18,2 gram chất mỡ; 6,8 gram mỡ bảo hòa (saturated fat), 62 mg cholesterol, cung cấp khoảng 275 calori.

Ngoài ra, mỗi một ngày chúng ta cần phải ăn khoảng từ 20 đến 30 gram chất xơ (fiber). Chất xơ có nhiều trong trái cây và rau. Một số bệnh nhân có thể có triệu chứng “sình bụng” khi ăn quá nhiều chất xơ. Để tránh phản ứng này, chúng ta có thể tăng số lượng trái cây và rau một cách từ từ. Một vài thức ăn có nhiều chất xơ được phân tích hàm lượng như sau đây:

– Một lát bánh mỳ chứa 2 gram chất xơ.

– Một trái cam chứa 3 gram chất xơ.

– Một củ cà-rốt chứa 0,45 gram chất xơ.

– Một trái chuối chứa 2 gram chất xơ.

– Một chén cơm chứa 1,5 gram chất xơ.

– Một chén đậu đỏ chứa 5,5 gram chất xơ.

– Một chén đậu đen chứa 5,5 gram chất xơ.

– Một chén gạo lức chứa 5,5 gram chất xơ.

– Một củ khoai tây chứa 5,5 gram chất xơ.

– Một trái xoài chứa 6 gram chất xơ.

Phần lớn các loại rau thông thường như rau muống, rau dền, cải cúc... đều chứa rất nhiều chất xơ.

Xem thêm: viêm gan siêu vi C| viêm gan siêu vi| viem gan sieu vi| benh gan B| benh viem gan A

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Thai phụ và viêm gan siêu vi B


Theo ước tính, tại Việt Nam có khoảng 10-13% thai phụ nhiễm viêm gan siêu vi B. Như vậy có nghĩa là có một số lượng nhỏ trẻ em bị lây viên gan siêu vi B từ người mẹ. Sự lây truyền này xảy ra hay không phụ thuộc vào thời điểm nhiễm bệnh và kết quả phản ứng huyết thanh của thai phụ.

Thời điểm nhiễm bệnh của mẹ

Mẹ bị bệnh ở quý I thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh là 1%.
Mẹ bị bệnh ở quý II thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh là 10%.
Mẹ bị bệnh ở quý III thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh là 60-70%.

Kết quả xét nghiệm huyết thanh:
Mẹ có HBsAg (+) và HBeAg (+), tỷ lệ truyền bệnh 90-100%.
Mẹ có HBsAg (+) và HBeAg (-), tỷ lệ truyền bệnh 20%.
(Lưu ý: HBeAg (+) là biểu hiện siêu vi B đang sinh sản theo phương cách tách đôi và là dấu hiệu cho thấy siêu vi đang tăng mạnh).

Đặc biệt, nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu bà mẹ không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mãn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

Tỷ lệ trẻ bị bệnh gan B cấp ngay sau khi sinh là 5-7% và không có biểu hiện triệu chứng. Cơ chế lây bệnh lúc sinh và sau sinh chưa rõ ràng (có thể qua nhau thai khi chuyển dạ?) vì thế can thiệp bằng phẫu thuật cũng không ngăn chặn được sự lây lan bệnh.

Sự truyền bệnh trong tử cung (từ mẹ sang con) là một trường hợp ngoại lệ.

Thai phụ có thể nhiễm viêm gan siêu vi B trước khi có thai hoặc đang mang thai (trường hợp này ít gặp). Việc có thai không phải là yếu tố làm cho bệnh viêm gan siêu vi B ở mẹ nặng lên mà ngược lại, siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như cho bào thai. Việc mang thai tiến triển bình thường, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị dạng. Chỉ khi mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng ở quý III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.

Phòng tránh

Về phía người mẹ: Xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Nếu HBsAg (+) dương tính, để đánh giá mức độ truyền bệnh có thể tiến hành xét nghiệm bổ sung HBeAg hoặc ADN và Anti-HBe. Còn nếu HBsAg (-) âm tính thì nên tiêm phòng cho mẹ vì vaccine này không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.

Về phía trẻ: Nếu mẹ bị viem gan sieu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B (Ig anti-HB) ngay trong phòng sinh 100 đơn vị quốc tế. Tiếp sau đó, tiêm vaccine viêm gan B ở một vị trí khác trên cơ thể trẻ sơ sinh theo công thức 3 mũi (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ được 6-12 tháng). Sau 15 năm tiêm nhắc lại.

Nếu trẻ đã được bảo vệ bằng huyết thanh và vaccine thì vẫn cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, có nhiều kháng thể giúp trẻ chống được bệnh tật. Hai hội nghị chuyên gia Âu Mỹ gần đây không coi là chống chỉ định việc các bà mẹ nhiễm benh gan B cho con bú vì chưa chứng minh được sự lây nhiễm qua đường sữa.

Xem thêm: cách điều trị bệnh viêm gan B| cách điều trị viêm gan B| viêm gan siêu vi C

Cách điều trị bệnh viêm gan A


Benh viem gan A do virut, gọi tắt là viêm gan A (VGA) là bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những nước có điều kiện kinh tế còn kém phát triển.

Con đường lây lan của bệnh qua đường ăn uống từ người bệnh sang người lành càng làm cho nguy cơ mắc bệnh tăng lên nếu không được kiểm soát một cách đúng đắn.

Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người

Virut viêm gan A.

VGA được xác định là bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua thức ăn và nước uống bị nhiễm virut viêm gan A (HAV). HAV đào thải qua phân ở cuối thời kỳ ủ bệnh kéo dài hàng tuần (cho tới khi lui bệnh). Bởi vậy, ăn uống mất vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho mắc bệnh. Nhân viên y tế, khách du lịch, cô bảo mẫu... là những đối tượng có nguy cơ cao, dễ mắc phải căn bệnh này. Nhiễm khuẩn thức ăn, nguồn nước là nguy cơ gây ra những vụ dịch lớn nhỏ hiện nay. Viêm gan siêu vi A có thể lây truyền qua truyền máu, tuy nhiên khả năng lây theo phương thức này là rất hy hữu.

Bệnh viêm gan A được biết đến từ rất sớm, ngay từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, Hyppocrate đã mô tả lâm sàng bệnh này với tên gọi là "bệnh vàng da truyền nhiễm". Đến năm 1947, bệnh được đặt tên là VGA để phân biệt với bệnh và điều trị viêm gan B - một bệnh viêm gan virut lây bằng đường máu.

VGA là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lưu hành khắp trên thế giới, tuy nhiên tính phổ biến khác nhau ở từng vùng. Ở các nước nghèo, các nước đang phát triển với điều kiện vệ sinh kém, bệnh VGA rất phổ biến. Ở Đông Nam Á, VGA thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Một nghiên cứu tiến hành ở Indonesia cho biết, có những vùng tỷ lệ nhiễm HAV ở trẻ em dưới 4 tuổi lên đến 90-100%. Việt Nam cũng là nước có mức độ lưu hành rộng rãi căn bệnh này. Một nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết tại huyện Tân Châu (An Giang) tỷ lệ nhiễm HAV ở trẻ em là 97%. Tại các bệnh viện, HAV là nguyên nhân của khoảng 30-50% số trường hợp viêm gan cấp. Ngược lại, tại các nước phát triển, như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... nhờ điều kiện sống đầy đủ và vệ sinh cộng với chương trình tiêm chủng vaccin viêm gan A sớm được triển khai nên tỷ lệ nhiễm HAV liên tục giảm.

Người ta chia bệnh làm các dạng khác nhau đó là:

Viêm gan cấp tính: Sau một thời gian ủ bệnh, trung bình là 30 ngày, bệnh nhân khởi phát đột ngột các dấu hiệu bệnh giống như cảm cúm: sốt, ho, đau mỏi cơ, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu. Chính vì dấu hiệu này mà nhiều người chủ quan, cho rằng chỉ bị cảm cúm thông thường, nếu không được phát hiện sớm bệnh sẽ nặng lên, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Sau 5-7 ngày với những triệu chứng trên, bệnh nhân hết sốt nhưng vẫn tiếp tục mệt mỏi và chán ăn. Dấu hiệu vàng mắt, vàng da xuất hiện tăng dần và thường kéo dài từ 2-4 tuần. Bệnh VGA cấp tính thường tự khỏi, người bệnh đi tiểu nhiều và hết vàng da, vàng mắt nhưng có khoảng 2% số trường hợp diễn biến nặng, có thể dẫn đến suy gan, hôn mê gan, làm cho người bệnh tử vong.

Viêm gan tối cấp: Bệnh diễn biến nhanh chóng trong một tuần với sốt cao, vàng mắt, mệt lả, gan teo nhỏ và hôn mê gan thường là biểu hiện cuối cùng trước khi tử vong.

Viêm gan kéo dài: Hiện tượng này rất ít gặp nhưng hiện tượng ứ mật kéo dài, đôi khi xảy ra có thể là từ 2-3 tháng, nhưng ít khi để lại hậu quả nặng nề. Không ghi nhận thể viêm gan mạn tính hoặc tình trạng mang HAV suốt đời.
Vaccin là biện pháp phòng bệnh và điều trị viêm gan a tốt nhất

Hầu hết các trường hợp VGA cấp tính thường diễn biến nhẹ. Phương pháp điều trị chủ yếu là nằm nghỉ ngơi trong thời gian mắc bệnh. Đồng thời các bác sĩ sẽ điều chỉnh những rối loạn chức năng: truyền dịch, lợi mật, lợi tiểu... Tuy nhiên không vì thế mà người bệnh tự điều trị tại nhà mà cần đến bệnh viện để khám, xét nghiệm (men gan, các chức năng gan và Anti- HAV lớp IgM...) để xác định bệnh và tiên lượng chính xác xem người bệnh mắc VGA ở thể nào, cấp tính, tối cấp hay viêm gan kéo dài, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đa số các bệnh nhân cần được nằm điều trị nội trú tại bệnh viện. Khi mắc bệnh, người bệnh cần được chăm sóc tốt, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, không nên ăn những thứ nhiều mỡ, đường... tránh cho gan phải làm việc mệt nhọc.Đấy là các cách để điều trị và chữa bệnh viêm gan a hiệu quả
Trước đây khi chưa có vaccin phòng bệnh đặc hiệu, người ta sử dụng liệu pháp tiêm dự phòng bằng globulin miễn dịch - Ig, song hiệu quả thấp và thời gian miễn dịch ngắn (khoảng 1 tuần).

Chữa bệnh về gan cần và nên Cách ly người bệnh, ăn uống vệ sinh cũng là biện pháp phòng bệnh nhưng không thật sự đặc hiệu, không ngừa được đại dịch xảy ra. Hiện nay, vaccin viêm gan A (vaccin sống bất hoạt, giảm độc lực) đã được sử dụng trên toàn thế giới và Việt Nam, có tính miễn dịch và độ an toàn cao. Với lịch tiêm chủng là 0; 1; 6 tháng, chúng ta có thể yên tâm không bị mắc bệnh viêm gan A, một căn bệnh gây dịch, ảnh hưởng tới sức khỏe cá nhân và xã hội. Vaccin viêm gan A đã và đang được triển khai tới tận cơ sở.

Xem thêm: gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ| bệnh gan nhiễm mỡ| chua benh ung thu| benh gan B

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Điều trị bệnh viêm gan siêu vi C


Nhiều người sau khi thử máu có nhiễm viêm gan siêu vi C thì vô cùng hoảng hốt, thực ra, siêu vi C cũng mang nhiều độc tính khác nhau, cần làm xét nghiệm định lượng và phân nhóm siêu vi C mới biết được mức độ nguy hiểm.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc chủng ngừa viêm gan siêu vi C.
Triệu chứng & nguyên nhân
Viêm gan siêu vi C là bệnh nhiễm trùng gây ra do một loại siêu vi tấn công tế bào gan. Hầu hết những người nhiễm siêu vi gan C lúc đầu không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện tình cờ qua kiểm tra máu định kỳ, triệu chứng thường nhẹ dễ bỏ qua như mệt mỏi, sốt, buồn nôn chán ăn, đau khớp và đau vùng gan.

Siêu vi gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu ô nhiễm do kim tiêm ma túy hay xâm mình, xỏ lỗ tai, châm cứu, cắt lể và cạo râu. Siêu vi gan C cũng có thể lây lan qua truyền máu và cấy ghép nội tạng. Một số em bé sinh ra từ bà mẹ bị viêm gan C và lây nhiễm trong khi sinh. Trong vài trường hợp hiếm hoi, siêu vi gan C có thể lây truyền qua đường tình dục.

Chẩn đoán và điều trị
Sinh thiết gan hay xạ hình gan giúp xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và hướng dẫn phác đồ điều trị. Muốn sinh thiết gan, y bác sĩ chọc một kim nhỏ xuyên qua da vào gan để lấy các mẫu mô đem gởi phòng thí nghiệm.

Chẩn đoán nhiễm bệnh gan C rồi không nhất thiết là phải điều trị ngay. Nếu viêm gan nhẹ, y bác sĩ chưa cần điều trị bởi vì nguy cơ xơ gan hay ung thư gan trong tương lai rất thấp. Y bác sĩ thường khuyên mọi người thử máu định kỳ mỗi hai tháng để theo dõi men gan. Nếu ở giai đoạn cấp tính, nghĩa là mới phát bệnh trong vòng sáu tháng thì có khả năng điều trị dứt, còn nếu để qua giai đoạn mãn tính tức là sau sáu tháng thì điều trị khó khăn và lâu dài hơn.

Ngay khi phát hiện nhiễm siêu vi C, bạn cần xét nghiệm máu tìm kiểu di truyền siêu vi C và đếm số lượng phiên bản siêu vi C. Nếu số lượng trên hai triệu con là bạn nhiễm nặng cần điều trị ngay còn nếu dưới mức hai triệu con, thì chỉ cần theo dõi men gan và các dấu hiệu lâm sàng.

Viem gan sieu vi C có thể lây lan qua truyền máu và cấy ghép nội tạng...
Để điều trị viêm gan C cấp tính, hiện nay y bác sĩ thường dùng phác đồ thuốc Peg interferon chích mỗi tuần một ống liên tục trong hai tháng. Nếu sau đó xét nghiệm mức phiên bản siêu vi vẫn còn cao trên ngưỡng năm mươi mỗi ml thì chích thêm một tháng nữa. Đối với viêm gan C mãn tính cần phối hợp hai thuốc Peg interferon và ribavirin trong một năm, nhưng nếu sau hai tháng xét nghiệm phiên bản siêu vi C xuống dưới ngưỡng năm mươi mỗi ml thì có thể ngưng thuốc sớm hơn. Trong thời gian điều trị bạn cần xét nghiệm chức năng gan thận, tuyến giáp, công thức máu xem có phản ứng phụ gì không vì những thuốc kháng siêu vi có thể gây ra các triệu chứng giống cúm như sốt rét, mệt mỏi và nhức đầu, đôi khi rất nghiêm trọng phải ngưng thuốc.

Nếu gan bị hư hỏng nặng, phương pháp ghép gan là lựa chọn sau cùng, y bác sĩ phẫu thuật loại bỏ gan hư hỏng và thay bằng lá gan khỏe mạnh. Tuy nhiên không như viêm gan do bia rượu, với người viêm gan C, ghép gan không phải là phương pháp điều trị tiệt căn vì người bệnh vẫn phải tiếp tục dùng thuốc kháng siêu vi do siêu vi C vẫn còn có khả năng lây nhiễm vào tế bào gan mới.

Bạn cần biết!
Người vợ bị viem gan B hoặc C thì vi khuẩn viêm gan tồn tại trong chất tiết âm đạo của bà vợ và người chồng dễ bị lây khi dương vật bị trầy xước khi quan hệ ân ái. Nếu người chồng bị viêm gan nhưng người vợ không bị thì vi khuẩn viêm gan có trong tinh dịch của chồng và người vợ dễ bị lây nếu trong âm đạo bị trầy xước. Người mẹ có thể lây truyền viêm gan siêu vi B hay C cho thai nhi trong lúc mang bầu và khi sinh con tùy thuộc số lượng siêu vi trong máu người mẹ nhiều hay ít, nên thầy thuốc chuyên khoa sẽ xét nghiệm xem siêu vi có đang hoạt động không, số lượng phiên bản là bao nhiêu để có cách xử trí thích hợp.

Xem thêm: phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan B| phuong phap tot nhat dieu tri viem gan B

Phòng và điều trị bệnh viêm gan

Bệnh viêm gan là một bệnh thường gặp ở Việt Nam. Tùy theo điều kiện bị mắc bệnh và thời gian kéo dài của bệnh mà người ta phân chia thành bệnh viêm gan cấp tính và bệnh viêm gan mãn tính. Mỗi thể bệnh có những đặc điểm riêng.

Thế nào là viêm gan cấp tính?

Bệnh phát sinh đột xuất và thời gian lâm bệnh ngắn - phần lớn người bị viêm gan cấp tính thường được phục hồi sau khoảng một đến hai tháng. Tuy vậy, có một số ít trường hợp kéo dài hàng nhiều tháng, thậm chí hàng năm hoặc phát triển tiến tới suy gan.

Nguyên nhân gây bệnh gan?

Trên thế giới, nguyên nhân gây bệnh hay gặp nhất là do nhiễm khuẩn bởi một trong nhiều thể virus viêm gan. Mãi cho đến năm 1980 chỉ biết có hai virus benh viem gan A và viêm gan B - về sau xác định thêm một số virus viêm gan khác như C, D, E - Các virus vừa nêu đều có thể gây viêm gan cấp tính.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể do vài vi khuẩn khác không phải là virus viêm gan gây nên - một vài loại ký sinh trùng cũng có thể gây nên viêm gan cấp tính. Bệnh còn có thể do một số yếu tố không phải là vi khuẩn gây nên như do dùng một số thuốc, chất độc như uống rượu nhiều và kéo dài. Bệnh viêm gan cấp tính còn có thể do một số virus khác gây ra, như: Cytomegalovimo và Epstein - Bar virus.

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan không do nhiễm khuẩn cần được chú ý:
Ở các nước phát triển, người ta uống rượu nhiều, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm gan cấp hay gặp nhất. Ngoài ra có một số chất độc khác, một số thứ thuốc như thuốc chống co giật, thuốc tê, mê và như aceta- minophen liều quá cao đều có thể gây bệnh viêm gan cấp tính.

Triệu chứng bệnh:

Một số ít người bị bệnh không có triệu chứng rõ ràng hoặc triệu chứng quá nhẹ nên không phát hiện được bệnh.

Có thể có những triệu chứng như sau: Mệt mỏi, không thích ăn uống, buồn nôn, có khi bị nôn - sốt - cảm và thấy khó chịu ở vùng dưới sườn bên phải ổ bụng. Rồi sau nhiều ngày có thể xuất hiện vàng da, vàng mắt - Một số bệnh nhân bị viêm gan cấp do virus B có thể bị đau khớp, bị lú lẫn và hôn mê.

Chẩn đoán bệnh:

Bệnh nhân được xét nghiệm máu, nước tiểu để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và biết được chức năng gan bị ảnh hưởng như thế nào, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị:

Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị đặc hiệu đối với phần lớn các bệnh nhân viêm gan do virus. Chủ yếu cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng; Người bệnh nên cai rượu; Tránh để bệnh lây lan sang người khác. Đặc biệt, để tăng cường chức năng gan, người ta thường dùng các thuốc như: BEDIPA (thuốc uống)...

Bệnh nhân bị viêm gan cấp nếu được chữa trị và chăm sóc tốt sẽ giảm nhẹ dần sau 4-6 tuần và có thể phục hồi sau 3 tháng. Ngược lại, nếu không được quan tâm, chăm sóc tốt một số trường hợp có thể nặng dần, dẫn tới suy gan tiên lượng nặng.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Bị bệnh viêm gan C không nên uống rượu

Tiến sĩ Zobair Younossi và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Inova Fairfax, bang Virginia (Mỹ) phân tích dữ liệu một cuộc khảo sát quốc gia về sức khỏe và lối sống của người dân.

Họ so sánh 8.767 người không bị bệnh viêm gan C và 218 người bị bệnh này.

Viêm gan C là bệnh do viêm gan siêu vi C gây ra, chủ yếu lây qua đường máu. Căn bệnh có thể làm hư hại gan nghiêm trọng. Có người điều trị bằng thuốc, có người phải thay ghép gan.

Đối tượng được theo dõi trong 13 đến 14 năm. Trong khoảng thời gian này, 19% người bị viêm gan C và 11% không bị viêm gan C đã tử vong.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, những người bị viêm gan C và uống nhiều rượu, khoảng 3 đến 4 ly một ngày, thì tăng nguy cơ tử vong lên 5 lần, so với người nghiện rượu nặng nhưng không bị bệnh viêm gan C.

Ngay cả người bị viêm gan C mãn tính và uống đến 2 ly rượu mỗi ngày thì nguy cơ tử vong tăng lên gấp 2 lần, so với người có thói quen uống rượu tương tự nhưng không bị nhiễm bệnh.

Những người uống rượu ở mức vừa phải nhưng có nhiễm bệnh viêm gan C thì nguy cơ tử vong tăng lên 3 lần, theo báo cáo được công bố trên tạp chí Alimentary Pharmacology & Therapeutics.

Một khi đã bị nhiễm vi rút viêm gan C thì bệnh nhân nên tuyệt đối không uống rượu, dù là rất ít, theo tiến sĩ Zobair Younossi, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.

Bị bệnh gan B nhưng chưa được dùng thuốc


Cháu 22 tuổi bị benh gan B theo kết quả xét nghiệm cách đây 7 tháng nhưng chưa có điều kiện uống thuốc như sau: AST 47, ALT 27, GGT 28, HBsAg (định lượng) 212,534, HBeAg dương tính, Anti HBe âm tính, HBV-DNA (định lượng) ngưỡng phát hiện: 3x10^2 copise/ml, 28.900.000 copise/ml.

Kết quả như vậy thì tình trạng bệnh cháu có nặng lắm không bác sĩ. Hiện giờ cháu đang ở Sài Gòn, cháu có nên làm xét nghiệm lại không? Cháu xin cảm ơn.,
Huỳnh Anh Khoa

Cháu Khoa thân mến ,

Xét nghiệm của cháu đã cách đây 7 tháng nên hiện giờ không thể nói được tình trạng của cháu thế nào. Nếu xét vào thời điểm xét nghiệm 7 tháng trước: HBsAg (+) chứng tỏ có virut viêm gan B hiện diện trong cơ thể, HBeAg(+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, HBV-DNA cho thấy lượng virus hiện diện cao  (>100.000 copise/ml.).

Nhưng men gan không tăng nên có thể cháu ở tình trạng người lành mang mầm bệnh. Tuy vậy khi lượng virus cao có thể đã có gây tổn thương tế bào gan. Cần làm thêm fibroscan để quyết định dieu tri benh gan B vào thời điểm đó.

Cháu cần phải đi làm xét nghiệm lại để biết tình trạng hiện nay thế nào. Cháu có thể đi khám tại một số cơ sở như BV Bệnh Nhiệt đới, BV ĐHYD, BV Chợ Rẫy, Trung tâm Medic, chúc cháu mau bình phục.

Xem thêm: bệnh viêm gan| gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ| benh viem gan A| viêm gan siêu vi

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Triệu chứng của bệnh viêm gan A


Một số người có thể bị benh viem gan A mà không hề có triệu chứng. Trẻ nhỏ thường bị nhẹ, trong khi triệu chứng ở trẻ lớn và người lớn thường nặng hơn.

Vàng mắt

Nhìn chung bạn sẽ có vi rút từ 2 đến 3 tuần trước khi xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng thường xuất hiện, đột ngột và bạn dễ nhầm là nhiễm cúm đường ruột. Các triệu chứng hay gặp bao gồm:

- Mệt mỏi

- Buồn nôn và nôn

- Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu bụng, đặc biệt đau vùng gan ở dưới sườn phải.

- Chán ăn

- Sốt nhẹ

- Vàng da và mắt. Không phải tất cả các bệnh nhân viêm gan A đều bị vàng da. Triệu chứng này sảy ra khi gan không thể loại bỏ được bilirubin trong máu. Bilirubin sẽ tích luỹ và lắng đọng ở da gây vàng da.

- Đau cơ

- Ngứa

Bạn sẽ thấy khỏe hơn sau khi hết các triệu chứng, và gan bạn có thể khỏi hoàn toàn trong vòng 1-2 tháng. Khoảng 15% bệnh nhân viêm gan A bị tái phát sau 6-9 tháng.

Xem thêm:  gan nhiễm mỡ| gan nhiem mo| viêm gan siêu vi| bệnh viêm gan| bệnh gan nhiễm mỡ| benh gan B


Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh gan B


Các virus gây bệnh viêm gan lưu hành hiện nay có 6 loại, bao gồm: virus viêm gan A, B, C, D, E, F và G, riêng virus viêm gan F đang được coi là biến thể của virus viêm gan B. Trong các loại virus gây viêm gan thì virut viêm gan B là nguy hiểm nhất vì khả năng lây nhiễm của virus benh gan B rất cao (gấp 10 lần viêm gan C và 100 lần HIV) và tỷ lệ biến chứng xơ gan, ung thư khá lớn, do virut âm thầm tàn phá tế bào gan.
Cũng như các loại bệnh do virus khác, cho đến nay y học vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm gan do virus. Virut tồn tại trong người bệnh nhân suốt đời. Đây là nguồn lây bệnh chính cho gia đình và cộng đồng, nếu chúng ta không biết cách chăm sóc và giữ gìn, kiêng khem kỹ càng.
Về dinh dưỡng, bệnh nhân viêm gan nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa…), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia; khi ốm cần phải sử dụng thuốc phải hỏi ý kiến thầy thuốc để bảo đảm rằng loại thuốc đó không gây độc cho gan.
Thêm nữa, phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là xử lý và đào thải chất độc cho cơ thể, nên khi bị ngộ độc thực phẩm, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan.

Xem thêm: benh viem gan A| bệnh gan nhiễm mỡ| chua benh ung thu| gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ


Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Xét nghiệm xác định viêm gan siêu vi


Chỉ có các Xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định bạn hiện đang bị viêm gan siêu vi B, đã khỏi bệnh, là người mang virus mạn tính, hoặc có thể cảm nhiễm với viêm gan siêu vi B.Có 3 xét nghiệm máu căn bản trong viêm gan siêu vi B như sau:

 
viêm gan siêu vi
 
- HBsAg (hepatitis B surface antigen-kháng nguyên bề mặt của HBV): khi dương tính có nghĩa là bạn hiện đang bị nhiễm HBV và có khả năng truyền bệnh cho người khác (không hẳn là đang bị bệnh viêm gan siêu vi B)
- Anti-HBc or HBc-Ab (antibody to hepatitis B core antigen-kháng thể đối với kháng nguyên lõi cúa HBV): khi xét nghiệm này dương tính, có thể là bạn đã bị nhiễm HBV . Giải thích xét nghiệm này rất phức tạp, bởi vì nó thường dương tính giả, và có thể phải cần đến kết quả của các xét nghiệm khác để diễn giải chính xác.
- Anti-HBs or HBs-Ab (antibody to hepatitis B surface antigen-kháng thể đối với kháng nguyên bề mặt của HBV): khi dương tính có nghĩa là bạn đã được miễn dịch với VGSV B; bạn đã bị bệnh trong quá khứ, sẽ không bị lại nữa, và không thể truyền bệnh cho người khác. Xét nghiệm này cũng dương tính sau khi bạn đã tiêm vaccin ngừa VGSV B

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Mỹ hỗ trợ Việt Nam tầm soát bệnh viêm gan B


Gần 20% dân số nhiễm vi rút viêm gan siêu vi B, căn bệnh này đang là gánh nặng cho y tế cộng đồng Viện Nam. Để giải quyết khó khăn trên, Ủy ban hữu nghị thành phố San Francisco - TPHCM đã quyết định hỗ trợ Việt Nam tầm soát bệnh viêm gan.
Theo GS Bùi Duy Tâm, Chủ tịch Quỹ gan Quốc tế cho Việt Nam: “Cứ 4 đến 5 người dân Việt Nam lại có 1 người bị nhiễm vi rút viêm gan siêu vi B mãn tính. Mỗi năm căn bệnh này khiến nhiều người phải chết trong nghèo khốn và đau đớn vì biến chứng xơ gan hoặc ung thư gan. Viêm gan siêu vi B đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm tại Việt Nam”.



Sự hỗ trợ từ Mỹ sẽ là bước đà quan trọng giúp Việt Nam đẩy lùi bệnh viêm gan
Tuy nhiên việc phòng chống viêm gan siêu vi B hiện nay của ngành y tế chỉ hạn chế trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ sơ sinh hoặc kiểm tra máu của người đi hiến máu. Vì thế việc đưa ra những can thiệp hiệu quả cũng như chiến lược quốc gia trong phòng chống căn bệnh nguy hiểm này là rất quan trọng.

Hiện Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ đang hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam nhằm củng cố khả năng tầm soát xét nghiệm, chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị viêm gan siêu vi. Để tăng cường hơn nữa năng lực giúp Việt Nam đẩy lùi bệnh viêm gan siêu vi, ngày 18/10 Ủy ban Hữu nghị thành phố San Farancisco - TPHCM đã ký ghi nhớ hợp tác với trường Đại học Y Dược thành phố với mục đích hỗ trợ Việt Nam tầm soát bệnh viêm gan siêu vi.

Theo đó, chương trình hợp tác này sẽ bao gồm các hoạt động: Giáo dục cộng đồng và cán bộ y tế về các loại bệnh gan khác nhau; mở rộng sàng lọc bệnh viêm gan siêu vi B và tiêm chủng cho các đối tượng phù hợp; giám sát ung thư gan ở người đã mắc bệnh gan; giảm nguy cơ lây truyền viêm gan siêu vi và thu thập các số liệu dịch tễ của bệnh lý gan mật.

Mở đầu cho hoạt động này, hai bên sẽ triển khai đánh giá tỷ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B ở sinh viên đại học chính quy năm thứ nhất của ngành Y, Điều dưỡng, Răng Hàm Mặt thuộc Đại học Y Dược thành phố và chọn lựa các sinh viên phù hợp để tiêm chủng.

Xem thêm: gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ| benh gan B

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Một số bài thuốc giải độc gan


Một số bài thuoc giai doc gan

1. Nước chanh

Cơ thể luôn cần nước để đẩy các chất độc ra ngoài qua đường ruột và nước tiểu. Cho thêm một ít nước chanh tươi vào nước uống sẽ kích thích gan tiết ra nhiều mật hơn. Điều này giúp việc tẩy chất độc có hiệu quả cao hơn.

2. Tỏi và hành

Trong hai loại gia vị này có chứa những chất dinh dưỡng từ thực vật rất quan trọng có khả năng phá vỡ những khối chất béo lắng đọng trong cơ thể. Ngoài ra, tỏi và hành còn có khả năng tiêu diệt vi rút, vi khuẩn, nấm mốc và phòng ngừa bệnh tim.

3. Vitamin C

Hãy bổ sung thêm cho cơ thể khoảng 1000 mg vitamin C mỗi ngày. Đây là biện pháp giúp tăng cường thêm chất glutathione cho gan để chúng hoạt động mạnh mẽ hơn. Nhờ đó, khả năng khử độc của gan sẽ được nâng cao và hiệu quả hơn.

4. Bồ công anh

Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, bồ công anh có khả năng hỗ trợ cho sự phục hồi và tái tạo của gan. Nhờ đó, gan sẽ loại thải các chất độc tốt hơn. Cách sử dụng bồ công anh như sau: dùng 2 muỗng canh rễ cây bồ công anh ngâm với nước nóng để uống hoặc mua những loại thuốc viên có chứa chiết xuất từ rễ của loại cây này để uống trong khoảng 2 tuần, liều lượng phù hợp là từ 500 đến 2000 mg mỗi ngày.

Xem thêm: chữa bệnh gan| chua benh ve gan| chua benh ve gan cap| dieu tri viem gan| bệnh gan nhiễm mỡ

Chữa bệnh gan B mạn tính


Hỏi: Chào bác sĩ. gần đây em được biết chú của em lại bị benh gan b, lần phát tát trước em nhớ cách đây cũng phải 2 năm rồi. Nhìn qua em thấy chú em khá mệt mỏi và ăn ít. Bị viêm gan b đã được 2 năm vẫn còn như vậy có phải là chú em đã bị mãn tính rồi đúng không thưa bác sĩ.

Trả lời:
Nhiễm virus viêm gan B gọi là mãn là sau khi bị nhiễm 6 tháng mà virus không sạch trong cơ thể. Trên xét nghiệm là ở bệnh nhân có HBsAg tồn tại (dương tính) trên 6 tháng. Cũng có thể hiểu theo cách khác là virus viêm gan B đã trở nên phức tạp hơn, gan đã bị tổn hại nghiêm trọng hơn,virus đang trong hoạt động sao chép.
Những triệu chứng cho thấy người bị bệnh viêm gan b mãn tính

Gan bị tổn thương: khi virut sao chép làm cho gan bị tổn thương, chức năng gan dị thường, từ đó làm cho gan bị viêm và có hiện tượng đau ở vùng gan .
Triệu chứng toàn thân: do gan là bộ máy giải độc lớn nhất cơ thể, khi chức năng gan dị thường bệnh nhân bắt đầu có những triệu chứng như :chán ăn, mệt mỏi, đau bụng tiêu chảy, sợ dầu mỡ…
Những triệu chứng khác: có một số ít bệnh nhân xuất hiện những nốt xuất huyết hình con nhện, hoàng đản .
Về trường hợp của chú bạn trước mắt nên hạn chế bia rượu và không được dùng thuốc bừa bãi. Nên đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để có hướng điều trị thích hợp.

Xem thêm: viêm gan siêu vi| viem gan sieu vi| gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Đối tượng mắc bệnh viêm gan A


Bất kì ai cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm gan A.

- Những người trong gia đình sinh hoạt ăn uống chung với người bệnh.

- Sinh hoạt tình dục với người mắc bệnh.

- Những người cư ngụ trong các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A cao hơn so với các khu khác.

- Khách du lịch tới các quốc gia thường gặp benh viem gan A.

- Quan hệ tình dục đồng tính ở nam giới.

- Những người chích ma túy và dùng ma túy không thuộc dạng chích.

Vi khuẩn viêm gan A theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của bệnh nhân viêm gan A trong thời kỳ ủ bệnh.

Trong thiên nhiên, vi khuẩn viêm gan A được tìm thấy khắc nơi trên thế giới, những vẫn nhiều nhất ở các nước chậm tiến, kém mở mang, thiếu vệ sinh. Khi vi khuẩn viêm gan A theo thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào cơ thể, chúng sinh sôi nẩy nở một cách nhanh chóng trong các tế bào gan. Từ đó chúng theo ống dẫn mật xuống đường ruột theo phân đi ra ngoài.

Nhờ vào một lớp vỏ kiên cố, vi khuẩn viêm gan A có thể sống sót trong vòng nhiều năm với nhiệt độ đông lạnh như -20 độ C. Hoặc khi bị phơi khô, vi khuẩn viêm gan A vẫn tiếp tục giữ trạng thái nguyên vẹn trong vòng nhiều tuần lễ.

Trong ao lầy, các loại ốc sò có thể bị nhiễm trùng. Nếu không được nấu kỹ, chúng có thể gây ra bệnh viêm gan A. Ngay cả tắm ao hoặc hồ bơi công cộng khi không đủ chất Chlorine cũng có thể là một trong số những nguyên nhân bị lây bệnh viêm gan A. Khi đun sôi thức ăn (hơn 85 độ C) trong vòng 1 phút, vi khuẩn viêm gan A sẽ bị tiêu hủy dễ dàng.

Xem thêm: phuong phap tot nhat dieu tri viem gan B| trieu chung viem gan B| dieu tri viem gan C| thuoc tri viem gan C| viêm gan siêu vi| viem gan sieu vi

Khám bệnh gan và xét nghiệm bệnh gan B miễn phí


Benh gan B là loại bệnh thường gặp ở nước ta, có nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan. Viêm gan B được lây nhiễm qua nhiều đường, do vậy tỉ lệ phát bệnh cao tới 10% trở lên, có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B mà không thấy biểu hiện gì, nhưng virus đã bắt đầu ăn mòn vào cơ thể, việc chúng ta không đi kiểm tra sức khỏe định kỳ khiến ta lơ là đi thời gian điều trị bệnh tốt nhất, có người sẽ hối hận cả đời, đó là sự đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể xác của người bệnh, mang đến cho gia đình và xã hội một gánh nặng về kinh tế. Để đề phòng sự nguy hại của bệnh viêm gan với người dân, nâng cao sự hiểu biết toàn diện và ngăn chặn sự lây nhiễm, tích cực phòng chống bệnh, khống chế việc lan tràn bệnh viêm gan, phòng khám đa khoa Kim Mã Hà Nội tổ chức chương trình khám bệnh viêm gan B miễn phí, ưu đãi điều trị trên toàn quốc .

Thời gian tổ chức: từ ngày 01/3/2013 đến hết ngày 31/3/2013

Đối tượng cần kiểm tra: khó chịu, đau vùng gan; mất ngủ mơ nhiều, toàn thân mệt mỏi; ăn uống kém, buồn nôn; sợ mỡ nước tiểu vàng, trướng bụng đi ngoài; sắc mặt sạm, sốt, hoàng đản; những người có tiếp xúc thân mật với người nhiễm viêm gan B.

Trong thời gian diễn ra hoạt động , phòng khám miễn phí và ưu đãi nhiều hạng mục xét nghiệm.

   Miễn phí:

1, Lấy sổ khám bệnh

2, Lấy máu xét nghiệm

3, Xét nghiệm 5 hạng mục viêm gan B

4, Xét nghiệm viêm gan C

5, Xét nghiệm máu thường quy

  Các xét nghiệm khác:

① HCV-RNA .
② Chức năng gan.
③ Định lượng 5 hạng mục viêm gan B.
④ Xét nghiệm gan sơ hóa.
⑤ Mỡ máu.
⑥ Đường huyết.
⑦ HBV-DNA .
⑧ Chức năng thận.
⑨ Kiểm tra tính biến dị và nhờn thuốc của virus ;
⑩ Siêu âm màu 4D.

Đều giảm giá 20%

Riêng điều trị xung mạch tần số thấp giảm giá 30%

Thông tin chi tiết mời bạn liên hệ theo số điện thoại : 04.3718 1999

Xem thêm: viêm gan siêu vi| viem gan sieu vi| gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Điều trị viêm gan C mãn tính tại Châu Á


Trên thế giới,hiện có hơn 170 triệu người bị viêm gan C mạn tính, và mỗi năm có thêm khoảng 4 triệu người bị nhiễm.Viêm gan C là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu của xơ gan và ung thư gan, chỉ sau viêm gan B mạn tính ở các nước châu Á, ngoại trừ Nhật bản. Sau 20 năm bị nhiễm HCV,15% nam giới và 5% nữ giới bị xơ gan. Trong số những người bị xơ gan, có đến 4% bị ung thư gan. Hiện nay, viêm gan C là nguyên nhân hàng đầu của ghép gan.

Trong vùng châu Á-Thái bình dương, tỷ lệ người có kháng thể HCV (Anti-HCV) chiếm từ 0.3% (New Zealand) đến 5.6% (Thái lan). Những nước có tỷ lệ cao (lên đến 58%) là Nhật bản, Trung đông, Việt nam và Đài loan. Cũng như ở phương Tây, peg-interferon+Ribavirin là trị liệu chuẩn cho bệnh nhân vùng châu Á –Thái bình dương. Rất có thể người châu Á có tỷ lệ đáp ứng lâu dài về virut (SVR) cao hơn người Caucase khi sử dụng trị liệu này: 70% với người nhiễm HCV genotyp 1(HCV-1), 90% với người nhiễm HCV genotyp 2(HCV-2) và HCV genotyp 3(HCV-3), 65% với người nhiễm HCV genotyp 4(HCV-4) và khoảng 80% với người nhiễm HCV genotyp 6 (HCV-6). Gần đây đã phát hiện 1 đa hình về gen gần gen IL28B, ghi mã interferon-g-3(INF-g-3) trên nhiễm sắc thể 19, rs12979860 có liên quan đến đáp ứng với trị liệu.

Những người có genotyp CC có SVR cao hơn nhiều khi điều trị với IFN so với những người có genotyp TT. Hay gặp genotyp CC ở người Đông Á hơn những vùng khác trên thế giới. Những người có số lượng virut thấp (<400000 IU/ml) và có đáp ứng nhanh về virut (RVR=không phát hiện HCV-RNA từ tuần thứ 4) có thể được điều trị ngắn ngày hơn. Bệnh nhân Á châu bị thiếu máu do trị liệu nhiều hơn bệnh nhân người Caucase vì đã bị thiếu máu do dinh dưỡng và thalassemia từ trước khi điều trị. Giảm liều Ribavirin đến liều lượng cao nhất có thể chịu đựng được và tiêm Erythropoietine nếu cần, có thể giúp duy trì SVR ở những bệnh nhân này. Chưa đến 5% bệnh nhân có ALT tăng cao trong quá trình điều trị, có lẽ do nhạy cảm với Ribavirin.

Xem thêm: giai doc gan| hoang dan| thuoc giai doc gan| bệnh gan nhiễm mỡ| chua benh gan nhiem mo| gan nhiem mo

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Một số bệnh có thể lây nhiễm từ mẹ sang con


Có rất nhiều bệnh có thể truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, khi sinh và ngay cả khi cho con bú… Điều quan trọng là phải phát hiện sớm, điều trị kịp thời bệnh cho mẹ để tránh lây truyền cho con.
 
Viêm gan B
 
Viêm gan siêu vi B là một loại virut hướng gan, gây ra bệnh viêm gan có thể lây truyền qua các con đường: mẹ truyền sang con (đây là đường lây quan trọng nhất), đường tình dục (bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới), truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B, dùng chung kim tiêm có nhiễm viem gan sieu vi B….
 
Người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước khi có thai có thể truyền sang cho con khi đang mang thai. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh. Ngoài ra viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh hoặc khi cho con bú. Do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa tự sản xuất ra kháng thể nên trẻ có xu hướng dễ nhiễm virus gây bệnh viêm gan B.
 
 
Nếu như ở người lớn 90% trường hợp nhiễm siêu vi viêm gan B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn, chỉ có 10% chuyển thành “người mang trùng mạn tính” thì ở trẻ em, nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh, bệnh diễn biến khác hẳn. Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan...
 
Để mẹ không lây truyền viêm gan B cho con, trước hết người mẹ bị viêm gan B phải điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai và tiêm  phòng cho trẻ ngay sau khi sinh. Có thể tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B hoặc vắc xin hoặc cả hai. Tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng.
 
Lây truyền HIV
 
Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường lây nhiễm của HIV. Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con trong cả ba thời kỳ: mang thai, khi sinh và cho con bú.
 
Khi mang thai:
 
HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể thai nhi. Sự lây truyền HIV trong thời kỳ mang thai có thể xảy ra sớm ngay khi thai nhi mới được 8 tuần tuổi và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên người ta nhận thấy tỷ lệ lây truyền HIV qua nhau thai tương đối cao vào thời kỳ tuổi thai được trên 18 tuần. Khoảng 20-30% số trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ được cho là lây truyền qua bánh nhau. Tỷ lệ này có thể tăng lên, hay nói cách khác, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con qua bánh nhau sang thai nhi tăng lên nếu tuổi của mẹ tăng lên hoặc khi mang thai rồi mẹ mới bị nhiễm HIV, vì khi đó nồng độ HIV trong máu rất cao. Tương tự như vậy, người mẹ bị nhiễm HIV ở giai đoạn muộn, tức là đã ở giai đoạn AIDS mới mang thai thì nguy cơ này cũng tăng lên.
 
Khi sinh:
 
Cho dù có một tỷ lệ nhất định trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV từ khi còn nằm trong tử cung, nhưng rất nhiều nghiên cứu cho rằng sự lây truyền HIV từ mẹ sang con thường xảy ra muộn vào thời kỳ chuyển dạ, hoặc khi đứa trẻ “đi qua” đường sinh dục của mẹ để ra ngoài khi trẻ đã tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo hoặc máu của mẹ hoặc do sự trao đổi máu mẹ- thai nhi khi chuyển dạ.
 
HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào đứa trẻ. Khi sinh HIV cũng có thể qua các vết loét ở cơ quan sinh dục mẹ mà dính vào cơ thể của trẻ sơ sinh. Người ta cũng cho rằng các cơn co tử cung mạnh cũng có thể đẩy HIV từ máu mẹ vào tuần hoàn của thai nhi.
 
Khoảng 50-60% số trẻ em bị lây nhiễm từ mẹ được cho là bị lây truyền trong khi sinh. Đối với những trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của người mẹ bị dập nát, thai bị xây xước, sang chấn thì nguy cơ lây nhiễm HIV của trẻ tăng lên.
 
Vỡ ối sớm cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ này. Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng tăng lên, nhất là khi thời gian này kéo dài trên 4 giờ. Kết quả phân tích nhiều nghiên cứu của nhóm HIV chu sinh quốc tế cho thấy cứ mỗi giờ sau khi vỡ ối nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng thêm 2%.
 
Khi cho con bú:
 
 Cho dù với nồng độ không cao nhưng HIV cũng có trong sữa mẹ nên nó có thể lây nhiễm cho trẻ khi chúng bú sữa người mẹ nhiễm HIV. Khi trẻ bú mẹ, HIV từ sữa mẹ có thể xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi của đứa trẻ và lây nhiễm cho trẻ này, nhất là trong trường hợp trẻ có các viêm nhiễm trong khoang miệng. Hoặc trong trường hợp vú mẹ có viêm nhiễm, có vết nứt hay khi trẻ mọc răng cắn gây chảy máu thì HIV còn có thể theo máu vào miệng trẻ, xâm nhập qua niêm mạc trong khoang miệng và gây nhiễm HIV cho trẻ. Khoảng 20-30% số trẻ em bị nhiễm HIV từ mẹ được cho là bị lây qua bú sữa mẹ tùy thuộc vào thời gian và cách nuôi con bằng sữa mẹ.
 
Nguy cơ lây truyền HIV qua bú sữa mẹ sẽ tăng lên nếu mẹ nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS (nồng độ HIV trong máu mẹ cao) hoặc mẹ mới nhiễm HIV sau khi sinh con hay vào thời kỳ cho con bú mẹ mới bị nhiễm HIV (vì trong thời kỳ mới nhiễm HIV, nồng độ HIV trong máu mẹ cũng rất cao); thời gian cho trẻ bú dài (càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV sang con càng cao); nuôi trẻ hỗn hợp: vừa cho trẻ bú mẹ, vừa cho ăn thêm ngoài (các thức ăn, đồ uống  khác có thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy làm tổn thương niêm mạc ruột. Điều này làm cho virus từ sữa mẹ dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ).
 
Vì vậy, để dự phòng và giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con, người phụ nữ nhiễm HIV mang thai cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn chăm sóc thai sản, theo dõi và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Trong quá trình chuyển dạ, cần tiếp tục hợp tác tốt với các thày thuốc sản khoa để giúp cho cuộc đẻ được thuận lợi và an toàn. Các bà mẹ cũng cần chủ động hỏi ý kiến các thày thuốc về cách nuôi trẻ sau sinh, và tuân thủ các hướng dẫn về chăm sóc và điều trị của  thày thuốc.
 
Lậu
 
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea gây ra. Loại vi khuẩn này hay có ở những vùng ẩm ướt của cơ thể như âm đạo, dương vật, mắt, họng và trực tràng. Bệnh lậu cũng có thể lây lan qua mọi hình thức quan hệ tình dục như qua đường miệng, đường âm đạo và trực tràng.  
 
Khi bị nhiễm lậu, các triệu chứng ở nữ giới thường không điển hình, tiến triển thầm lặng và ít khi có triệu chứng cấp tính.
 
Người mẹ mang thai mắc bệnh lậu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hoặc có điều trị nhưng không triệt để, thì bệnh từ người mẹ sẽ truyền cho con. Trẻ có thể nhiễm vi khuẩn lậu khi tiếp xúc với bộ phận sinh dục của mẹ khi sinh, trong đó bệnh hay gặp nhất là viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn lậu.
 
Các triệu chứng thường gặp sau khi sinh 3 ngày và thường xuất hiện ở cả hai mắt làm cho mi mắt trẻ biến dạng, phù nề, dính vào nhau, tiết nhiều mủ vàng xanh, kết mạc cương tụ và xuất huyết. Nếu không được điều trị có thể gây biến chứng loét, thủng giác mạc và dẫn đến mù… Ðôi khi trẻ bị lây nhiễm cả lậu và Chlamydia, thường từ chất tiết của cổ tử cung.
 
Ngoài ra, nếu bệnh lậu không được điều trị từ trước khi có thai có thể dẫn đến viêm tiểu khung. Đây là yếu tố nguy cơ gây chửa ngoài tử cung, tăng nguy cơ đẻ non cũng như các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
 
Vì vậy, mọi phụ nữ mang thai có nguy cơ cao (có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục với người bị bệnh mà không có dụng cụ bảo vệ), cần làm xét nghiệm để tầm soát ngay từ lần khám thai đầu tiên và lần nữa vào 3 tháng cuối của thai kỳ để hạn chế các biến chứng của bệnh. Bệnh có thể điều trị dễ dàng, do đó nên tham khảo ý kiến thầy thuốc nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc có triệu chứng của bệnh lậu.
 
Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc các bệnh như mụn rộp (Herpes), nấm, bệnh do Chlamydia, Rubella… nếu mẹ mắc các bệnh trên.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Biểu hiện của bệnh gan B


Benh gan B có thể chia làm nhiều loại: cấp, mãn hay thể kéo dài. Tuy mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung một số triệu chứng sau:

Người mới bị viêm gan virus B cấp, thường bị sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên, những người bị viêm virus B mãn cũng có thể sốt nhẹ nhưng bệnh nhân thường bị sốt thất thường vào chiều.


Bệnh nhân có cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, không  muốn đi lại. Triệu chứng này tồn tại ở đa số bệnh nhân với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân viêm gan virus B chỉ có triệu chứng mệt mỏi là duy nhất.
Bệnh nhân có thể có rối loạn tiêu hoá, thể hiện: khi ăn vào ậm ạch khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát… Đặc biệt, với những trường hợp viêm gan B có ứ mật nặng thì phân bị bạc màu.

Bệnh nhân có nước tiểu vàng. Có nhiều bệnh nhân bị viêm gan B không thể hiện những triệu chứng trên mà chỉ có hai triệu chứng là mệt mỏi và đi tiểu vàng.

Một số bệnh nhân có biểu hiện đau tức vùng gan.

Triệu chứng vàng da. Điều này rất có ý nghĩa thúc đẩy người bệnh nghĩ đến việc mình bị viêm gan và đi khám bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan B mà không hề bị vàng da. Lúc này, cần để ý tới các triệu chứng khác để nghĩ đến khả năng bị viêm gan B.

Khi bệnh nhân có các triệu chứng nêu trên mà xét HBsAg (+) dương tính và men gan tăng thì khả năng chắc chắn là bị viêm gan do virus viêm gan B.

Các triệu chứng thường xuất hiện 4-6 tuần sau khi nhiễm HBV và có thể từ nhẹ đến nặng,  gồm một số hoặc đủ các triệu chứng sau đây: chán ăn, buồn nôn và nôn, ốm yếu và mệt mỏi, đau bụng vùng gan, vàng da và vàng mắt, đau khớp, nước tiểu sẫm màu. Viêm gan B mạn tính: 90% trường hợp nhiễm HBV ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn, còn 10% chuyển thành nhiễm khuẩn mạn tính.

Trong khi nếu trẻ em bị nhiễm HBV sau khi sinh thì khoảng 90% số trẻ này sẽ bị nhiễm khuẩn mạn tính. Thời kỳ này kéo dài nhiều năm, thường không có triệu chứng gì, nhưng sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề như xơ gan, xuất huyết tiêu hóa, ung thư gan...

Xét nghiệm máu, HBsAg dương tính trong các trường hợp:  nhiễm HBV mạn tính tiến triển gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan; Những người đã từng nhiễm HBV, cơ thể đã tạo ra miễn dịch và thải trừ hoàn toàn HBV nhưng hiện tại không có viêm gan; Người lành mang mầm bệnh, ở họ không có bằng chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể, khi đó họ mang HBV trong máu và có thể lây nhiễm sang người khác.

Xét nghiệm kháng nguyên E phát hiện sự có mặt của một protein do tế bào nhiễm HBV tiết ra, kết quả dương tính do có nồng độ virut cao trong máu và dễ lây nhiễm

Các biến chứng do viêm gan B

Viêm gan B mãn tính cuối cùng có thể dẫn tới biến chứng nặng như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Xơ gan dẫn tới nhiều biến chứng khác như chảy máu thực quản và cổ trướng. Khi các chất độc tích lũy trong máu có thể gây ảnh hưởng thần kinh dẫn đến lú lẫn và hôn mê trong bệnh não gan. Nguy cơ nhiễm khuẩn  mạn và chết vì xơ gan, suy gan và ung thư gan tỷ lệ nghịch với độ tuổi bị nhiễm HBV. Những người nhiễm HBV mạn tính đều dễ nhiễm một chủng virut viêm gan khác là viêm gan D

Xem thêm: Chữa bệnh về gan| dấu hiệu của bệnh viêm gan B| cách điều trị viêm gan B| giai doc gan

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Một số món ăn có ích cho người bị viêm gan siêu vi B.


Một số món ăn có ích cho người bị viêm gan siêu vi B.

Cháo rau má đậu xanh, canh táo đỏ đậu phộng, canh cần tây thịt nạc, cháo gạo lứt, hải sâm... là những món ăn rất có ích cho người bị viêm gan.

Theo Đông y, viem gan sieu vi B được coi là một bệnh của gan với các trạng chứng vàng da, vàng mắt, đau vùng hạ sườn… Người bị viêm gan cần ăn uống đầy đủ, không nên quá kiêng cữ để duy trì tình trạng sức khỏe, giúp phục hồi tốt chức năng gan.

Cháo rau má

Rau má tươi 100g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 50g. Rau má rửa sạch cắt nhỏ, gạo, đậu xanh vo sạch cho vào nồi với lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo nhừ. Cho tiếp rau má vào, nấu sôi lại vài phút. Ăn nóng lúc đói bụng với ít muối hoặc đường.

Món này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp với người bị viêm gan B cấp tính.

Canh trứng gà nấu câu kỷ, táo đỏ

Câu kỷ tử 30g, táo đỏ 20g, trứng gà 2 quả, nước 300ml. Nấu đến khi trứng chín. Vớt trứng ra, bỏ vỏ rồi cho vào chung với đường đỏ, nấu đến khi đường tan. Chia 1-2 lần, ăn trứng uống canh. Cách 2 ngày ăn một lần..

Món canh này có tác dụng bổ tỳ vị, bổ thận, trừ thấp, thích hợp dùng cho người bị bệnh viêm gan mạn tính.

Canh táo đỏ nấu đậu phộng

Táo đỏ, đậu phộng, đường phèn mỗi thứ 30g. Cho đậu phụng vào nồi đất trước, thêm nước, dùng lửa vừa ninh 20 phút. Táo đỏ bỏ hột, cho vào nồi đất ninh chung với đậu phụng, ninh thêm 20 phút, thêm vào đường phèn vào, ninh tiếp 5 phút là ăn được. Dùng mỗi tối trước khi ngủ, liên tục 30 ngày.

Món ăn này có tác dụng thông tỳ ích khí, khử thấp giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính, xơ cứng gan.

Canh ba ba với khoai mài (hoài sơn), nhãn nhục

Hoài sơn 20g, nhãn nhục 20g, ba ba 1 con.

Dùng nước luộc ba ba rồi mới làm sạch, bỏ bộ lòng, rửa sạch. Cho ba ba (còn mai) cùng với hoài sơn, nhãn nhục vào nồi đất, thêm nước, ninh bằng lửa vừa, đến khi ba ba chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn là được.

Tác dụng giúp ích khí dưỡng huyết, tiêu ung tán kết, dùng cho trường hợp gan bị xơ cứng, viêm gan mạn tính.

Canh thịt heo nạc nấu nấm rơm

Nấm rơm tươi 200g, thịt heo nạc 200g.

Nấm rơm tươi rửa sạch, cắt miếng, bỏ chung vào nồi đất, thêm nước, dùng lửa vừa ninh đến khi thịt nạc chín mềm, thêm gia vị vừa miệng. Dùng ăn trong bữa cơm.

Món này có ác dụng giúp tư âm nhuận táo, kiện vị bổ tỳ, dùng cho chứng viêm gan mạn tính.

Cháo gạo lứt, hải sâm

Gạo lứt 80g, hải sâm 40g, cải cúc (hoặc cải bẹ xanh) 40g, táo đỏ 8 trái.

Gạo lứt vo sạch, hải sâm ngâm mềm, cải cúc rửa sạch, cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch, bỏ hột. Nấu gạo thành cháo nhừ, cho các nguyên liệu vào nấu thêm với lửa nhỏ vài phút. Ăn nóng lúc đói bụng.

Món cháo này thích hợp với người bị viêm gan B mạn tính, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém.

Canh đậu nành nấu cải trắng khô

Đậu nành 60g, cải trắng khô 45g, nhân trần 30g, uất kim (dái nhỏ của củ nghệ vàng) 9g, chi tử (quả dành dành) 6g,.

Đậu nành ngâm mềm và cải trắng khô nấu canh để ăn. Ngoài ra, nấu nhân trần và các loại dược liệu nói trên với 500ml nước, sắc còn 300ml, dùng để uống riêng vào buổi sáng và tối.

Tác dụng giúp thanh nhiệt khử thấp, thoái hoàng, thích hợp cho loại viêm gan lây nhiễm do virus.

Cháo nhân trần

Nhân trần cao 50g, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ.

Dùng 600ml nước để sắc nhân trần trong 30 phút. Sắc 2 lần, hợp 2 lần nước lại, bỏ bã lấy nước đổ vào trong nồi, cho gạo tẻ vào, dùng lửa nhỏ hầm thành cháo, thêm đường trắng, trộn đều để ăn.

Món cháo này giúp thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp dùng cho người bị viêm gan vàng da lây nhiễm cấp tính, tiểu tiện khó, bí tiểu.

Canh nhân trần nấu táo, can khương

Nhân trần 30g, can khương (gừng khô) 10g, táo đỏ 5 quả, đường đỏ vừa đủ.

Nhân trần, can khương, táo đỏ (bỏ hạt) sắc với 600ml nước, khoảng 30 phút. Sắc 2 lần, hợp 2 lần thuốc lại, bỏ bã, để lại nước và táo đỏ trong nồi. Thêm vào đường đỏ, tiếp tục sắc đến khi đường tan, chia 2 lần uống canh, ăn táo.

Tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp dùng cho viêm gan mạn tính, tỳ hư thấp thịnh, miệng nhạt, ăn uống kém.

Canh rau cần tây, thịt heo

Rau cần tây 100g, nấm đông cô (nấm hương) 20g, thịt heo nạc 100g, gừng, tỏi, gia vị các loại.

Rau cần tây (cả lá và thân) rửa sạch cắt ngắn. Nấm đông cô ngâm nước nóng có chút gừng, ngâm khoảng 15-20 phút rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt heo nạc rửa sạch cắt nhỏ, tỏi giã dập. Đun sôi thịt heo với 500ml nước, khi thịt chín thì cho cần tây + nấm đông cô + tỏi vào quậy đều, đến khi canh sôi chín là được. Nêm gia vị vừa ăn, dùng nóng trong bữa cơm.

Món canh này giúp thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tiêu thũng, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính. Những người ăn chay có thể thay thịt heo bằng đậu hũ miếng (hoặc bột đậu xanh), thay tỏi ta bằng tỏi tây (boireau).

Lưu ý, những người bị huyết áp thấp không nên dùng cần tây. Món canh này giúp thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tiêu thũng, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính.

Cháo đậu xanh, lá sen

Đậu xanh 30 g, lá sen tươi 1/4 lá, gạo tẻ 100g.

Đậu xanh cả vỏ, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cho vào nồi nấu trước. Khi chín, tiếp tục cho gạo tẻ đã vo sạch và lá sen tươi vào nấu nhừ thành cháo loãng. Chia ăn mỗi ngày 2 lần, vào lúc đói bụng.

Cháo đậu xanh rong biển

Đậu xanh 50g, rong biển 50g, gạo tẻ 50g, gia vị các loại.

Rong biển rửa sạch, ngâm cho nở ra, cắt nhỏ; đậu xanh ngâm trong nước ấm; gạo vo sạch, để ráo. Cho lần lượt gạo vào nồi trước, nấu sôi thì cho đậu xanh vào, khi đậu xanh nở hết thì cho rong biển vào, nấu thành cháo. Nêm nếm gia vị vừa dùng. Món cháo này có công dụng thanh nhiệt, giải độc, dùng thích hợp trong lúc thời tiết nắng nóng.

Cháo đậu xanh là món ăn giúp thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường và là thực phẩm giúp bài tiết chất độc trong cơ thể hiệu quả nhất.

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, ích khí lực, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng. Thường dùng trong các trường hợp: cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe, không yên.

Ngoài ra, đậu xanh rất có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như: mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi...

Nước nấu đậu xanh, cam thảo (đậu xanh 120g, cam thảo sống 60g), có tác dụng giải độc khi uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…), giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, ngộ độc nấm.

Cháo cà rốt

Cà rốt 100g, gạo tẻ 100g.

Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, cắt miếng nhỏ; gạo vo sạch. Cho 2 thứ vào nồi nấu với 1 lít nước, ninh thành cháo nhừ.

Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.

Cháo thịt bò, cà rốt

Thịt thăn bò 100g, gạo tẻ 50g,  cà rốt 1 củ lớn, hành, gia vị đủ dùng.

Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, xắt hạt lựu. Gạo tẻ vo sạch nấu nhừ thành cháo. Thịt bò rửa sạch, luộc chín, xắt lát mỏng. Phi thơm hành rồi cho cà rốt vào đảo qua, sau đó cho thị bò vào nêm gia vị bắc xuống. Cho tất cả các thứ trên vào nồi cháo đã ninh nhừ và nấu sôi lên là dùng được.

Mỗi ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối.

Món cháo này có tác dụng bổ tỳ, ích khí huyết, giải độc, chống mỏi mệt, có ích cho người viêm gan, khí huyết suy kém.